Thứ tư, 17/04/2024 05:37 (GMT+7)

TP.HCM:Góc nhìn pháp luật vụ Cienco 6 thi công gây thiệt hại nhà dân

TRẦN NHƯ - THIÊN KIM -  Thứ năm, 17/05/2018 17:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian qua, các dự án giao thông, các cơ quan, đơn vị liên quan phải bồi thường thiệt hại nhiều trường hợp ảnh hưởng do quá trình thi công làm hư hại đến công trình xây dựng, nhà ở của người dân.

Mới đây nhất là Dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD, do UBND TP.HCM làm chủ đầu tư, hai nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và Cienco 6 thực hiện thi công.

Trong lúc thi công đã làm ảnh hưởng tới các công trình xây dựng hiện có, đặc biệt đối với các hộ dân hai bên đường (ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng) gây chấn động mạnh  làm  sụt lún nền nghiêm trọng dẫn đến nứt tường, làm hư hại các trang thiết bị nội thất bên trong không thể phục hồi.

Riêng phường 22, quận Bình Thạnh theo thông tin UBND cung cấp: “Chỉ tính riêng hai năm (2014 – 2015) đã có 72 hộ dân bị ảnh hưởng bởi công trình này. Nhưng đến nay, đơn vị liên quan cũng chỉ đền bù xong cho 48 hộ, còn 24 hộ vẫn chưa thống nhất được mức giá đền bù đã làm cho người dân gửi đơn kêu cứu khắp nơi”.

Để hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật liên quan đến quy trình thống kê và cách thức đánh giá mức độ thiệt hại trong thi công các dự án. Cụ thể, tại tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD, do UBND TP.HCM làm chủ đầu tư, hai nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và Cienco 6 thực hiện thi công đến nay vẫn chưa đền bù thoả đáng cho các hộ dân bị ảnh hưởng khi thi công dự án.

Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với Luật gia Đặng Đình Đạo – Phó Chánh Văn phòng Trung tâm tư vấn pháp luật – Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.

Luật gia Đặng Đình Đạo – Phó Chánh Văn phòng Trung tâm tư vấn pháp luật – Trung ương Hội Luật gia Việt Nam

Thưa luật gia, xin ông cho biết việc bồi thường trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3 trong quá trình thi công xây dựng các dự án làm ảnh hưởng thiệt hại đến tài sản, sức khoẻ của người dân nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng được quy định như thế nào?

Ở đây có thể hiểu, trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3 trong quá trình thi công xây dựng là việc mua bảo hiểm (gói bảo hiểm) do nhà thầu mua đối với các công trình xây dựng.

Theo quy định của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ. Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba là loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm công trình xây dựng được quy định theo Luật xây dựng 2014. Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu) phát sinh do gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của người thứ ba liên đới (người lao động; người sử dụng thiết bị, công trình xây dựng…) trong quá trình thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt”. Theo Khoản 3, Điều 3 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định thì bên thứ ba ở đây bao gồm toàn bộ người dân xung quanh, tài sản xung quanh, tài sản và người đi lại quanh khu vực thi công bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm. Trường hợp chủ thầu gây thiệt hại về người và tài sản đối với bên thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ thầu để bồi thường cho bên thứ ba về thịêt hại thực tế phát sinh.

Thưa luật gia, quy trình thống kê và cách thức đánh giá mức độ thiệt hại trong việc thi công dự án gây ra được thực hiện như thế nào để đảm bảo tính chính xác và công bằng?

Về quy trình, trước khi tiến hành thi công dự án. Chủ đầu tư, nhà thầu phải làm việc với các địa phương, sau đó tiến hành thống kê, chụp lại hình ảnh để xác định thực trạng của các công trình và ký thỏa thuận với các chủ sở hữu. Khi phát sinh thiệt hại thì căn cứ vào mức độ ảnh hưởng trong quá trình thi công thông qua cơ quan kiểm định độc lập thuộc Sở Xây dựng để so sánh với thực trạng ban đầu. Từ đó tính ra mức độ cần đền bù cho người bị thiệt hại.

Công trình xây dựng tuyến metro số 1 sắp hoàn thành và đi vào hoạt động

TuyếnMetro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) do UBND TP.HCM làm chủ đầu tư, hai nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và Cienco 6 thực hiện thi côngthuê công ty thẩm định giá đến thẩm định sau đó đưa ra giá đền bù không phù hợp khiến người dân bức xúc. Theo luật gia vấn đề này cần giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật?

Như tôi đã nêu ở trên, trước khi tiến hành thi công dự án, chủ đầu tư, nhà thầu phải làm việc với địa phương, rồi tiến hành thống kê, chụp lại hình ảnh để xác định thực trạng các công trình dọc hai bên hành lang có thể bị ảnh hưởng bởi những rung chấn. Sau đó, ký thỏa thuận với chủ sở hữu để trong quá trình thi công có ảnh hưởng đến dân cư xung quanh công trình thì căn cứ vào đó để xử lý.

Đến thời điểm này, công trình cũng sắp hoàn thành và đi vào sử dụng, nhằm tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, theo tôi Chủ đầu tư và Cienco 6 cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chủ sở hữu các công trình liên quan để cùng nhau thương lượng và đưa ra giải pháp tối ưu nhất giữa các bên nhằm ổn định cuộc sống của người dân tại khu vực trên.

Trường hợp người bị thiệt hại có thiện ý hợp tác, đôi bên có thể thuê một đơn vị độc lập chuyên thi công xây dựng dân dụng đứng ra thi công hai bên cùng giám sát.

 Xin cảm ơn luật gia!

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM:Góc nhìn pháp luật vụ Cienco 6 thi công gây thiệt hại nhà dân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.