Thứ tư, 24/04/2024 01:25 (GMT+7)

Uẩn khúc từ một bản án… “xin tách hộ đất vườn”

Văn Phú -  Thứ năm, 16/11/2017 08:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ dựa vào một tờ giấy viết tay “Xin tách hộ đất vườn” của ông Thiềng mà Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã tuyên là đất của ông Thiềng.

Những khúc mắc tới từ chuyện đất đai
Mặc dù bà Hồ Thị Hường xóm 5, xã Nam Anh, Nam Đàn đã làm đơn khiếu nại nhiều cấp, nhiều lần để được minh xét những sai phạm của bản án sơ thẩm. Nhưng Tòa phúc thẩm vẫn dựa vào bản án sơ thẩm để y án.
Theo đơn thư của bà Hồ Thị Hường gửi tới tòa soạn thì: Năm 1984 ông Nguyễn Tam Sinh ( bố đẻ ông Thiềng) làm đơn xin tách hộ đất vườn (TCHN) thì được ông Lê Việt văn phòng UBND xã và Hồ Viết Xuân cửa hàng trưởng Hợp tác xã Nam Anh 2 xác nhận. Sau khi được xác nhận ông Sinh đã ngang nhiên xây dựng nhà lên mảnh đất tại vùng Cụp Diều (Khe Dâu) cho con trai là anh Nguyễn Tam Thiềng ra ở riêng.
Đến năm 1989 do mảnh đất đó khan hiếm về nước sinh hoạt, đường đi thì khó khăn, đất thì cằn cội không phát triển kinh tế được cho nên ông Thiềng đã phải di dời đi chỗ khác để ở còn mảnh đất đó ông Thiềng trả lại cho tập thể.

Do chưa có đất ở, tháng 8 năm 1989 ông Thiềng được phòng chính sách Quân khu 4 cho một mảnh đất gần nhà cha mẹ. ông đã làm nhà ở trên mảnh đất đó cho đến nay.
Năm 1991 gia đình ông Bảy bà Em được ông Trần Văn Tam cán bộ lâm nghiệp giao đất trồng cây Bạch Đàn và nhiều loại cây ăn quả khác nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc theo chủ trương của UBND xã. (Mảnh đất ông Thiềng đã bỏ đi từ năm 1989 có diện tích khoảng 1500m2-PV)
Tháng 2 năm 1993 ông Bảy, bà Em tiếp tục được Đảng ủy- UBND xã Nam Anh ( Nam Đàn - Nghệ An) giao đất, giao rừng và được mua hóa giá một số cây đặc sản theo chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc đến tận hộ gia đình.
Từ đó ông đã cải tạo, trồng thêm các cây để phát triển rừng và phát triển kinh tế gia đình. Đến cuối năm 1993 do sức khỏe yếu ông Bảy, bà Em đã giao lại cho con trai là Hồ Sỹ Chất và vợ Hồ Thị Hường để sử dụng canh tác, khai thác và trồng cây trên mảnh đất nói trên.
Đến năm 2013 UBND xã Nam Anh thông báo cho gia đình ông Chất, bà Hường đến trực tiếp tại UBND xã để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QDS đất. Gia đình ông Chất viết đơn thì được ông Hồ Viết Lương ( Nguyên CNHTX từ năm 1992-1995 và ông Trần Văn Tam nguyên cán bộ lâm nghiệp) xác nhận nguồn gốc đất và được UBND xã chấp nhận.
Sau khi ông Thiềng biết việc UBND xã đã tiếp nhận đơn xin cấp đất của ông Chất, ông Thiềng đã làm đơn khiếu nại lên chính quyền xã cho rằng mảnh đất đó là của ông trước năm 1989.

Nhận được đơn UBND xã đã tạm dừng lại để giải quyết. Sau khi giải quyết hòa giải ở tại xã không thành ông Thiềng đã gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn để đòi lại mảnh đất mà gia đình ông Chất, bà Hường đã canh tác từ năm 1991 đến khi ông Thiềng khởi kiện..


Vẫn còn nhiều uẩn khúc


Theo tìm hiểu của PV, hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều dựa vào một mảnh giấy xin tách hộ được ông cửa hàng trưởng HTX và ông văn phòng UBND xã xác nhận cùng với thời gian 3 năm ông Thiềng ở tạm. Sau đấy ông Thiềng rồi bỏ đi để tuyên án đó là đất của ông Thiềng thì thật là bất công và thiếu khách quan.
Ngược lại từ năm 1991 ông Bảy, bà Em được lâm nghiệp giao đất, giao rừng tiếp năm 1993 được UBND xã giao đất, giao rừng và bán hóa giá cho ông một số cây đặc sản có hóa đơn, chứng từ đầy đủ.
Ông Chất là người trực tiếp nạp thuế hàng năm đầy đủ cho nhà nước. Điều bất hợp lý ở đây là ông Chất, bà Hường đã sử dụng mảnh đất đó hơn 25 năm nay. Hiện nay, trong mảnh đất đó đã có hàng trăm cây ăn quả, cây cổ thụ hơn 20 năm tuổi nhưng Tòa án lại không hề đặt vấn đề đến.
Trong toàn bộ lời khai cũng như vật chứng, các giấy tờ liên quan của ông Thiềng không có bất kỳ một danh từ nào của các cơ quan có thẩm quyền là giao đất, cấp đất (chưa nói đến đất ở) nhưng Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm vẫn dùng từ là UBND xã cấp cho ông Thiềng một mảnh đất ở.

Như vậy, Tòa án đã tự ý thay đổi nhân chứng, vật chứng của vụ án trên nhằm hợp lý hóa cho ông Thiềng trong việc tranh chấp đất của hai gia đình.
Năm 1989 ông Thiềng được phòng chính sách Quân khu 4 cho một mảnh đất ở và ông đã làm nhà sinh sống từ đó cho đến nay thì Tòa lại không nhắc đến. Ông Thiềng cũng chưa thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ tài chính nào đối với mảnh đất mà ông đang tranh chấp thì ông Thiềng không có quyền đòi hỏi khi ông đã có đất, có nhà ở chỗ khác ổn định và mảnh đất đó cũng chưa thuộc quyền sở hữu của ông. Theo luật đất đai năm 2003 thì Nhà nước không trả lại đất đối với các trường hợp như: Nhà nước thu hồi để phục vụ quốc phòng an ninh hoặc đất đã giao cho người khác sử dụng.
Việc hợp đồng bằng miệng hay bằng văn bản cũng phải dựa trên thực tế, hiện trạng và đặc biệt là lấy ý kiến từ phía nhân dân để chứng minh sự thật.
Để sự thật được phán xử một cách khách quan, thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chắc năng cần sớm vào cuộc làm rõ sự việc trả lại công bằng cho người bị hại.

Bạn đang đọc bài viết Uẩn khúc từ một bản án… “xin tách hộ đất vườn”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới