Thứ năm, 25/04/2024 01:58 (GMT+7)

UBND T. Bình Dương phớt lờ chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường?

Trần Văn Tuấn -  Thứ năm, 18/04/2019 13:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ TN & MT đã căn cứ chính xác vào luật đất đai của nước ta theo từng giai đoạn cụ thể chứng minh việc nguồn gốc đất của gia đình nhà bà Lan, ông Trung là có cơ sở xác thực.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được đơn kêu cứu của gia đình bà Đỗ Thị Lan tại phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về việc UBND TP. Thủ Dầu Một cưỡng chế, thu hồi đất sai quy định.

Được biết sự việc xảy ra năm 1995 khi gia đình bà Đỗ Thị Lan và ông Vương Đạo Trung là một trong rất ít gia đình nằm trong danh sách niêm yết ở xã Chánh Nghĩa (nay là phường Chánh Nghĩa) có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Khi bà Lan lên chính quyền địa phương để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ thì đồng thời nhận được đơn khiếu nại của ông Trần Đình Thấu (đại diện cho chùa Tây Tạng lúc đó, hiện tại ông Thấu đã chết) khiếu nại về việc gia đình bà có sử dụng, lấn chiếm đất nhà Chùa Tây Tạng.

Theo ông Vương Đạo Trung: việc ông Trần Đình Thấu khiếu nại là không có căn cứ và không đúng sự thật vì Năm 1946 cụ Nguyễn Tấn Tạo cho cụ Nguyễn Văn Hội (cụ Hội là ông nội bà Lan) cất nhà để ở. Việc cho đất này không liên quan gì đến ông Thấu và Chùa Tây Tạng, thêm nữa là miếng đất này là do cụ Tạo mua thêm bên ngoài, cách xa hơn 150m mới đến đất Chùa.

Ông Trung cho rằng “Từ Chùa Tây Tạng phải qua mấy căn của hộ dân gần đó rồi cách qua cả Trung tâm Xúc tiến Du lịch của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Dương (trước đây là trường tiểu học) mới tới được nhà chúng tôi. Nói gia đình chúng tôi lấn chiếm đất Chùa là không đúng sự thật, trong khi vào những năm thời đó Chùa vẫn thuộc tư nhân chứ chưa thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Dương”.

Mảnh đất gia đình ông Trung sinh sống từ năm 1946 không thuộc phạm vì quản lý của Chùa Tây Tạng

Những gì gia đình ông Trung nói đều có căn cứ xác thực cụ thể. Tại văn bản số 4899 ngày 11/12/2007 của Bộ TN & MT do Thứ trưởng Trần Thế Ngọc kí phúc đáp Văn bản số 5051 ngày 08 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Bình Dương nêu rõ: Diện tích 477,8m2 đất tranh chấp có nguồn gốc của ông Nguyễn Tấn Tạo (là trụ trì chùa Tây Tạng) mua lại đất của gia đình ông Võ Văn Hường và bà Lương Thị Bảy ngày 05/07/1945. Năm 1946, ông Tạo cho ông Hội cất nhà để ở (ông Tạo chết năm 1951)...Chùa Tây Tạng không có quá trình sử dụng đất từ năm 1946 cho đến nay, không kê khai đăng kí đất.

Văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường phúc đáp Văn bản 5051 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương

Như vậy việc khiếu kiện của ông Trần Đình Thấu hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Qua tìm hiểu, nhận thấy việc gia đình ông Vương Đạo Trung sinh sống và ổn định trước năm 1993 là phù hợp với luật đất đai 1987, hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 Quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, được kê khai, đăng ký đất đai, diện tích sử dụng và phải được cấp GCNQSDĐ.

Theo ông Trung ngày 18/04/1987 “Gia đình tôi có kê khai đăng kí nhà đất và còn được Sở Xây Dựng tỉnh Sông Bé (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cửa với diện tích là 25m2, diện tích đất là 225m2 và thực hiện thuế với Nhà nước tại thửa đất số 11 thuộc tờ bản đồ số 01 tại phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một. Sau nhiều năm sinh sống ổn định, gia đình tôi có khai hoang, phục hóa, mở rộng thêm diện tích đất cho đến ngày hôm nay”.

Cũng tại văn bản số 4899 của Bộ TN & MT nêu rõ: Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Bình Dương căn cứ Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Điều 1 của Luật đất đai năm 1987, Điều 1, Điều 51 của Luật đất đai năm 1993, Điều 55 của nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.

Cũng tại văn bản này đã nêu rõ: Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương căn cứ Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Điều1 của luât đất đai năm 1987, Điều 1, Điều 51 của Luật đất đai năm 1993, Điều 55 của nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ để giải quyết dứt điểm vụ việc.

Nói như vậy, Bộ TN & MT đã căn cứ chính xác vào luật đất đai của nước ta theo từng giai đoạn cụ thể chứng minh việc nguồn gốc đất của gia đình nhà bà Lan, ông Trung là có cơ sở xác thực.

Căn cứ vào tình hình thực tế xác minh nguồn gốc đất đã rõ ràng, đồng thời có văn bản chỉ đạo những căn cứ pháp luật để xác định mảnh đất của gia đình ông Trung và bà Lan là có nguồn gốc, không phải lấn chiếm của Chùa Tây Tạng nhưng ngày 11/4/2016, UBND TP. Thủ Dầu Một vẫn “cố tình” ban hành quyết định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi mảnh đất trên là sai quy định.

Gia đình bà Lan đã làm đơn gửi lên các cơ quan cấp trên như UBND tỉnh Bình Dương nhưng chính quyền tỉnh vẫn “phớt lờ” không quan tâm đến tình hình thực tế cũng như văn bản chỉ đạo của Bộ TNMT.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết UBND T. Bình Dương phớt lờ chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành