Thứ bảy, 20/04/2024 01:37 (GMT+7)

Vì sao người dân dựng lều phản ánh đất ruộng bị bồi lấp ở Quảng Nam?

HOÀNG SA -  Thứ năm, 11/01/2018 07:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày qua, người dân xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã kéo lên khu vực Nhà máy nước BOO Phú Ninh để phản đối việc hơn 7 ha đất ruộng bị bồi lấp, không thể sản xuất.

Những ngày qua, theo thông tin phản ánh của bạn đọc, một số người dân xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã kéo lên khu vực Nhà máy nước BOO Phú Ninh để phản đối việc hơn 7 ha đất ruộng bị bồi lấp, không thể sản xuất. 

Một số người đã dựng lều nấu ăn, nằm ngủ tại chỗ để phán đối việc và yêu cầu nhà máy sớm có biện pháp giải quyết. 

Để làm rõ hơn sự việc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã xuống trực tiếp địa bàn để tìm hiểu. Tại đây, trò chuyện với PV, bà Nguyễn Thị C. (38 tuổi), ngụ thôn Bích Sơn, cho biết: “Do ảnh hưởng của cơn bão số 12 hồi tháng 11/2017, nước mưa đã cuốn trôi theo đất sét của đơn vị thi công Nhà máy nước BOO Phú Ninh xuống 2 sào ruộng của gia đình tôi, gây ra bồi lấp hoàn toàn, nhiều chỗ mảnh ruộng bị bồi lấp khoảng từ 10 đến 30 cm. Sau đó, tôi và các bà con trong thôn Bích Sơn đã làm đơn kiến nghị lên chính quyền xã Tam Xuân 2 và Nhà máy nước trên để giải quyết,...”. 

“Vào ngày 8/1, chính quyền xã Tam Xuân 2 và đơn vị nhà Máy nước BOO Phú Ninh đã có mời những hộ dân có ruộng bị bồi lấp lên họp ở nhà văn hóa thôn Bích Sơn để thống nhất giá tiền đền bù. Tại đây, lãnh đạo Nhà máy nước trên đã đưa ra giá tiền đền bù 4 triệu đồng/1sào ruộng làm hai vụ đông xuân- hè thu, còn 2 triệu đồng/1 sào ruộng bị bồi lấp hoàn toàn. Nhưng tôi và nhiều bà con có ruộng bồi lấp đã không đồng ý với mức giá đền bù này”, bà Chung nói. 

Những ngày qua, người dân xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã kéo lên khu vực Nhà máy nước BOO Phú Ninh để phản đối việc hơn 7 ha đất ruộng bị bồi lấp, không thể sản xuất.

 Tư tượng, ông Đỗ T., (43 tuổi), ngụ thôn Bích Sơn, cho biết: “Từ trưa 8 đến ngày 9/1, tôi và các bà con thôn Bích Sơn đã kéo lên khu vực Nhà máy nước BOO Phú Ninh để phản ánh việc thi công nhà máy gây ra bồi lấp hơn 7 ha đất ruộng sản xuất. Trong đó, gia đình tôi có 4 sào ruộng bị bồi lấp hoàn toàn.

Tại cuộc họp, giữa người dân và đơn vị Nhà máy nước trên, tôi và một số bà con đã không đồng ý với mực giá đền bù 2 triệu đồng/1 sào ruộng bị bồi lấp hoàn toàn, nên tôi mọi người kéo lên khu vực nhà máy nước BOO Phú Ninh để dựng lều phản ánh”. 

Một số người đã dựng lều nậu ăn, nằm ngủ tại chỗ để phán đối việc và yêu cầu nhà máy sớm có biện pháp giải quyết.

 Liên quan đến sự việc trên, ông Nguyễn Tấn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2 cho biết: “Chính quyền xã Tam Xuân 2 và lãnh đạo Nhà máy nước BOO Phú Ninh đã có 5 cuộc họp với người dân thôn Bích Sơn, thôn Bích Ngô Đông có đất ruộng bị bồi lấp. Tại cuộc họp, có một số người dân thôn Bích Ngô Đông đồng ý với giá đền bù, còn lại bà con thôn Bích Sơn thì vẫn chưa thống nhất giá đền bù.

Thời gian tới, UBND xã Tam Xuân 2 sẽ phối hợp với các cấp chính quyền đề nghị nhà máy nước BOO Phú Ninh sớm giải quyết cho người dân”. 

Cũng thông tin với PV, Nguyễn Đình Sơn, Phó Trưởng phòng NN&PTTNN huyện Núi Thành cho biết: “UBND huyện Núi Thành đã nhận được văn bản báo cáo của UBND xã Tam Xuân 2 về việc người dân thôn Bích Sơn phản ánh Nhà máy nước BOO Phú Ninh thi công công trình làm bồi lấp ruộng đất sản xuất của bà con. Sau đó, chính quyền huyện đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với chính quyền xã Tam Xuân 2 và Nhà máy nước này để có biện pháp đền bù cho họ”.

 Tiếp tục làm rõ sự việc, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đặng Minh Tuấn, Phó ban Quản lý dự án Công ty CP Nhà máy nước BOO Phú Ninh. Tại buổi làm việc ông Tuấn cho biết: Nguyên nhân dẫn đến đất sản xuất của người dân thôn Bích Sơn, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành bị bồi lấp là do ảnh hưởng của cơn bão số 12 vào đầu tháng 11/2017 đã gây ra sạt lở mái taluy làm một số lượng bùn chảy xuống đất ruộng sản xuất của người dân. 

Theo ông Tuấn, sau khi nhận được thông tin phản ánh của bà con thôn Bích Sơn, xã Tam Xuân 2, chủ đầu tư kết hợp với Nhà thầu và chính quyền địa phương đã lập tổ công tác đi thực tế hiện trường sự cố, xác định nguồn gốc, diện tích đất và mức độ bị ảnh hưởng. Sau đó, phía doanh nghiệp đã đưa ra mức giá đình bù dự trên cơ sở năng suất vụ mùa, sản phẩm phụ nông nghiệp dựa trên 1 sào trung bộ có giá 2.375.000 đồng.      

“Trừ đi chi phí sản xuất trực tiếp thì mức giá hỗ trợ 2.016.000 đồng/1sào/500m2; mức ảnh hưởng nhỏ hơn 30% thì hỗ trợ 605.000 đồng và người dân tự cải tạo được bằng cày xới. Còn mức ảnh hưởng từ 30% đến 70% hỗ trợ 1 vụ mùa sản xuất trực tiếp và tiền bốc dỡ bùn 1 vụ mùa sản xuất trực tiếp tương ứng 4.400.000 đồng nếu bà con tự cải tạo; nếu doanh nghiệp tự cải tạo thì hỗ trợ 1 vụ mùa sản xuất trực tiếp tương ứng 2.016.500 đồng; mức ảnh hưởng từ 70% đến không cải tạo được hỗ trợ 1 vụ mùa sản xuất trực tiếp và tiền bốc dỡ bùn bằng 2 vụ mùa sản suất trực tiếp tương ương 6.049.500 đồng nếu bà con tự cải tạo, hỗ trợ 1 vụ mùa sản xuất trực tiếp tương ứng 2.016.000 nếu doanh nghiệp tự cải tạo”, ông Tuấn nói.

 Cũng theo ông Tuấn: Sự cố ruộng đất của bà con thôn Bích An, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành cũng bị bồi lấp, thì bên phía công ty đã nhận được văn bản vào ngày 2/1/2018, hiện doanh nghiệp đang làm việc với chính quyền địa phương để xác định sự cố do doanh nghiệp hay cao tốc gây ra. Nếu sự cố do doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có phương án hỗ trợ đầy đủ để đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Thiết nghĩ khi sự việc chưa được giải quyết dứt điểm thì người dân cần hành động đúng mực, không có những hành động gây cản trở cho công tác xử lý của chính quyền địa phương. Mặt khác, các bên có liên quan cần giải quyết quyền lợi cho người dân một cách thỏa đáng và đúng với quy định của pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao người dân dựng lều phản ánh đất ruộng bị bồi lấp ở Quảng Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...