Thứ năm, 28/03/2024 19:31 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Người dân khốn khổ sống cạnh cơ sở tái chế nhựa tự phát

Đào Tấn - Đức Trung -  Thứ hai, 15/10/2018 12:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cơ sở sản xuất nghiền nhựa tái chế tự phát xả thải trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Trung Nguyên khiến người dân vô cùng lo lắng.

Nước bẩn và ô nhiễm

Theo phản ảnh của các hộ dân sống tại thông Lũng Khuynh, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc mấy năm trở lại đây cơ sở sản xuất nghiền nhựa tái chế của hộ dân Trần Văn Cường (Trang) đã xả nước thải không qua xử lí trực tiếp xuống hệ thống kênh mương, đồng ruộng khiến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, nhiều người dân đã bị bệnh ngoài da, lở loét.

Chị T.T.Y một hộ dân sống ngay gần cơ sở tái chế nhữa cho biết: “Ở đầu làng treo biển cấm sản xuất nhựa và ni-lon, nên tôi rất bất bình là ngay cạnh nhà tôi vẫn có nhà sản xuất ra nhựa, nên nguồn nước rất là ô nhiễm... Cháu nhỏ nhà tôi tắm nên hiện giờ mẩn ngứa ghẻ lở”.

Nước thải đen kịt chảy thẳng ra mương, đồng ruộng

Theo quan sát, cơ sở tái chế nhựa tự phát nới trên rộng khoảng 300m2 chủ yếu tập trung thu gom phân loại các phế thải từ nhựa rồi đem nghiền tái chế. Cơ sở, không có hệ thống xử lí nước thải mà được xả thẳng ra môi trường. Dòng nước thải đen kịt bốc mùi hôi thối bên trên còn xuất hiện các váng nhựa, bột nhựa thậm trí cả những chai thuốc trừ sâu độc hại.

Xung quanh các hộ dân sông chung với rác , nhưa tái chế độc hại

Nước thải tràn qua kênh mương vào đồng ruộng làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp. Việc tái chế và nghiền nhựa là vô cùng độc hại, trong đó chứa nhiều các tạp chất và kim loại nặng về lâu dài sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đây là sự việc rất đáng báo động.

Rác thải tràn ngập đường đi lối lại

Mời Công an môi trường vào cuộc

Trao đổi với PV, ông Ngô Văn Chiến - Phó chủ tịch UBND xã Trung Nguyên được biết:  “Trên địa bàn xã hiện có khoảng hơn chục hộ sản xuất nghiền nhựa nhưng UBND đã "dẹp" hiện nay chỉ còn khoảng 4 hộ. Việc CSSX nhựa nói trên chưa có đánh giá tác động môi trường và hoàn toàn tự phát chưa có đăng kí với cơ quan chức năng.

Khi được hỏi về quan điểm của UBND xã, ông Chiến cho biết: “Cơ sở nói trên đã hoạt động được hơn 2 năm nay. Chúng tôi sẽ, mời hai hộ dân đến hoà giải, nếu không hoà giải được chúng tôi sẽ có biện pháp ngăn chặn và mời công an môi trường vào cuộc, tốt nhất là cấm”.

Vấn đề về môi trường luôn là một trong những tiêu chí tiên quyết để xây dựng nông thôn mới. Việc các cơ sở sản xuất nhựa xả thải trưc tiếp ra môi trường khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Trong khi, sự tồn tại của những cơ sở sản xuất và xả thải nguy hại tồn tại trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương không có sự ngăn chặn. Chỉ đến khi, nguồn nước bị ô nhiễm người dân gửi đơn kiến nghị mới xuống kiểm tra xử lý? Phải chăng, có sự “tiếp tay” nào đó hay cơ sở ở xa, khó quan sát nên không phát hiện được?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Người dân khốn khổ sống cạnh cơ sở tái chế nhựa tự phát. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.