Thứ sáu, 29/03/2024 07:59 (GMT+7)

Vụ chủ rừng Lâm Đồng: Dặm đường ai có qua cầu mới hay (Kỳ 7)

Minh Yến - Thế Bôn -  Thứ năm, 24/05/2018 09:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc làm tích cực của chủ rừng đáng lẽ phải được sự động viên, khuyến khích, thì ngược lại, một vài cán bộ địa phương đã có những hành vi...lạm quyền, khiến dư luận bất bình.

Nhìn, ngắm cánh rừng xanh bạt ngàn của chủ rừng Trịnh Lương Hy ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trong tôi lại vang lên khúc ca người thợ rừng: Rừng ơi, ta đã về đây, mang sức của đôi tay lao động khó khăn không quản ngại. Rừng ơi, trong tiếng ca hôm nay, vang lên cuộc đời sáng tươi trong tương lai... Có được kết quả như vậy, gia đình chủ rừng phải đổ biết bao công sức, nguồn lực để phủ xanh trên 98% diện tích đất rừng được giao. Việc làm tích cực của chủ rừng đáng lẽ phải được sự động viên, khuyến khích, thì ngược lại, một vài cán bộ địa phương đã có những hành vi...lạm quyền, khiến dư luận bất bình (Môi trường Đô thị Việt Nam Điện tử đã có loạt bài phản ánh).

Diện tích công trình bị...kê khống ?!
Đầu tháng 12/2012, chủ rừng Trịnh Lương Hy đột ngột nhận được tin báo của UBND xã Hiệp An, sáng ngày 4/12/2012, Đoàn kiểm tra huyện Đức Trọng đến kiểm tra việc san, mở đường và xây dựng công trình trái phép, tuy nhiên, Đoàn kiểm tra không tới làm việc theo lịch mà hẹn đến ngày 7/12/2012. Nhận thấy đằng sau vụ việc này có điều gì khuất tất, mang tính cá nhân, chủ rừng đã trao đổi với các cán bộ nguyên là lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng, khẳng định chủ rừng làm đúng quy định pháp luật. Từ đó, tác động để lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện đương nhiệm cân nhắc khi xử lý vụ việc, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chủ rừng, nếu có gì sai sót thì góp ý, chỉ dẫn chủ rừng làm đúng nhưng họ không lắng nghe ý kiến các bậc lão thành. Vì vậy, ngày 10/12/2012, chủ rừng có đơn gửi Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng (có gửi Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) về chủ trương của huyện Đức Trọng, kiểm tra hộ nhận rừng, có nội dung:

Thứ nhất, việc làm nhà thờ cúng, nhà tưởng niệm có phài xin phép chính quyền không?

Thứ hai, việc mở đường từ đường lộ dân sinh, trong đất rừng sản xuất được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, với mục đích vận chuyển cây sao, bằng lăng và vật tư xây dựng Nhà bia tưởng niệm, không làm tổn thương đến cảnh quan môi trường. Trước khi tiến hành, chủ rừng có báo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hiệp An và lãnh đạo xã báo cáo trực tiếp Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng Võ Văn Phương. Nghe xong, ông Phó Chủ tịch UBND huyện phán một câu xanh rờn: Dù làm đẹp cũng phải xin phép ?!

Chủ rừng Trịnh Lương Hy bức xúc cho rằng, dự án (DA) trồng rừng diện tích 50 ha thì đương nhiên được phép mở đường ranh, đường lô, vậy còn phải xin phép ai nữa, đề nghị huyện Đức Trọng, cần ngưng ngay việc mang danh nghĩa chính quyền đề ra chủ trương sách nhiễu, làm khó hộ nhận rừng, là trái với Nghị định 01/NĐ-CP và Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cuối đơn, chủ rừng Trịnh Lương Hy nhận định; chính quyền là quang minh, chính đại nên khi tiếp nhận thông tin phải được kiểm chứng, đừng áp đặt chủ quan hoặc chấp hành máy móc ý kiến cá nhân của ông nào đó từ trên đẩy xuống, ép xã phải làm và gánh chịu những việc trái với lương tâm, trái quy định pháp luật.

Ngày 26/12/2012, UBND huyện Đức Trọng ban hành Quyết định số 3061/QĐ-UBND thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, để kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất, mở đường trên diện tích đất ông Trịnh Lương Hy đang sử dụng tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Đoàn kiểm tra làm việc ngày 2 và 3/1/2013, tiến hành đo đạc rất tỷ mỷ, từ chuồng heo, gà, vịt, ao cá, nhà vệ sinh...nhưng không lập biên bản. Chỉ có điều, không biết Đoàn kiểm tra đo đạc kiểu gì mà diện tích các hạng mục, công trình đều vượt xa so với thực tế, cụ thể là: Nhà điều hành diện tích 183m2 thành 240m2; nhà để xe 24m2 thành 46,9m2; Bia tưởng niệm liệt sĩ 31m2 thành 48.75m2; nhà máy phát điện 3m2 thành 17m2, thậm chí, nhà vệ sinh 6m2 thành 12m2...Phải chăng, đây là căn cứ để áp đặt chủ rừng vi phạm Điều 21 Quyết định 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nên đã cố tình thống kê diện tích công trình chưa đúng ?!

Vấn đề đặt ra là, Đoàn kiểm tra làm việc tại hiện trường chỉ có 2 ngày nhưng phải 4 tháng sau, ngày 26/4/2013, Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng mới có Kết luận kiểm tra số 45/KL-UBND, nêu ra các sai phạm của chủ rừng. Sau đó, UBND huyện Đức Trọng ban hành Quyết định số 440/QĐ-UBND, 441/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, trả lại hiện trạng ban đầu.

Theo quy định, khi nhận được đơn phản ánh, kiến nghị, tố cáo về hành vi lạm quyền trong việc chỉ đạo kiểm tra, ký Kết luận kiểm tra không đúng pháp luật, vi phạm Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN), bao che cho một số cá nhân, doanh nghiệp xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, mở đường đấu nối trái phép vào đường cao tốc của Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, UBND tỉnh Lâm Đồng cần thành lập Đoàn công tác, kiểm tra, xác minh làm rõ đúng, sai, đề ra hướng xử lý, chấn chỉnh. Thế nhưng, ngày 10/5/2013, UBND tỉnh Lâm Đồng lại có Công văn số 2473/UBND-TD do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên ký, trả lời đơn của công dân, là không thực hiện Điều 5 Luật PCTN. Đáng chú ý là nội dung trả lời của UBND tỉnh Lâm Đồng là không đúng pháp luật và không có tính thuyết phục. Bởi lẽ, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính, trong đó có những quy định đã được thay thế bằng Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015. Qua vụ việc này cho thấy một thực trạng đáng buồn là, người có trách nhiệm vì lý do nào đó, thấy đúng không dám bảo vệ,thấy sai không dám đấu tranh, đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc giải quyết bị kéo dài!?

Trên đẩy về dưới
Không đồng ý với văn bản trả lời của UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Trịnh Lương Hy đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ. Thực hiên ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/9/2013, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 8151/VPCP-V.I về việc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ, kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị của ông Trịnh Lương Hy. Ngày 31/10/2013, Tổng Thanh tra Chính phủ có Quyết định số 2492/QĐ-TTCP thành lập Đoàn Thanh tra, để kiểm tra làm rõ nội dung đơn của ông Trịnh Lương Hy tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Đáng lẽ, Thanh tra Chính phủ phải tập trung làm rõ việc Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng có hành vi lạm quyền khi ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, như: Thành phần Đoàn kiểm tra, quyết định không ghi thời gian kiểm tra, kiểm tra không lập biên bản, bia tưởng niệm liệt sĩ là công trình tín ngưỡng, 4 tháng mới ra Kết luận kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm. Chủ tịch UBND huyện có vi phạm Luật PCTN, bao che cho cá nhân, danh nghiệp xây dựng công trình, mua bán đất trái phép...Ngược lại, Đoàn Thanh tra lại đi vạch lá tìm sâu, xem xét việc giao, cho thuê đất rừng của ông Hy có đúng quy định không, có thuộc rừng phòng hộ không...là chưa đúng với chỉ đạo của Thủ tướng ?!

Rất tiếc là Báo cáo của Thanh tra Chính phủ không đưa ra kết luận đúng hay sai mà chỉ kiểm tra, xác minh các nội dung phản ánh, để kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, xử lý các phản ánh, kiến nghị của ông Hy theo đúng thẩm quyền và đúng quy định pháp luật.

Mòn mỏi đợi chờ !?
Phải gần 1 năm sau, ngày 10/11/2015, UBND tỉnh Lâm Dồng mới tổ chức buổi làm việc, ghi nhận ý kiến của ông Trịnh Lương Hy và lại giao các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh, chỉ đạo giải quyết theo quy định. Trong buổi tiếp xúc, một thành viên cho rằng, đến thời điểm hiện nay, quyết định xử phạt hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của UBND huyện Đức Trọng đã hết thời hiệu thi hành, đề nghị tỉnh xem xét, khẳng định đúng, sai và chỉ đạo huyện Đức Trọng thực hiện...Về nội dung này, chủ rừng Trịnh Lương Hy, cho biết, quyết định xử phạt của chính quyền đã hết hiệu lực, còn danh dự cá nhân chủ rừng bị xúc phạm có hết hiệu lực không. Nếu chủ rừng không đấu tranh kiên quyết bảo vệ lẽ phải thì có lẽ chính quyền đã cưỡng chế, san phẳng nhà cửa và các công trình xây dựng từ lâu rồi. Do đó, chính quyền thấy sai thì phải ra quyết định thu hồi và công khai xin lỗi chủ rừng, vì đằng sau một chủ rừng còn là vị tướng công an ,đã gắn liền với những chiến công, mà bị hành xử như vậy, còn người dân thì số phận của họ sẽ ra sao. Ai là người đứng sau chỉ đạo trong vụ việc này. Như vậy là vụ việc vẫn tiếp tục bị kéo dài không biết đến bao giờ mới được xử lý dứt điểm, đúng là dặm trường ai có qua cầu mới hay ?!

Thiết nghĩ, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng cần quan tâm, xem xét vụ việc một cách khách quan, cầu thị, nhìn thẳng vào sự thật, kiểm tra, xác minh làm rõ đúng, sai về hành vi lạm quyền, xâm phạm đến các quyền của công dân, theo Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 7/12/2015, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Chỉ có như vậy mới kết thúc vụ việc kéo dài từ năm 2012 đến nay, để góp phần an dân, cần lắm thay!

--

--

--

Quyết định của UBND huyện Đức Trọng đã hết thời hiệu

Bạn đang đọc bài viết Vụ chủ rừng Lâm Đồng: Dặm đường ai có qua cầu mới hay (Kỳ 7). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.