Thứ sáu, 29/03/2024 08:06 (GMT+7)

Xã Liên Châu – Vĩnh Phúc: Khi quyền lợi người dân bị xâm phạm

NPVĐT -  Thứ bảy, 26/05/2018 08:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều héc ta đất khẩu của người dân ở khu vực Bãi cát giữa, theo nhân dân họ không được sử dụng vì UBND xã Liên Châu đã cho thuê trong một thời dài.

Như chúng tôi đã phản ánh ở bài trước, xã Liên Châu (Yên Lạc) thành tâm điểm dư luận khi mới đây, người dân tố cáo cán bộ xã “lừa” dân nghèo trong đền bù đất đai.

Sự việc đã xảy ra từ lâu, nhưng theo những người dân “bị hại” cho biết hậu quả, hệ quả cũng như một số diễn biến của việc này vẫn chưa dừng lại.

Người dân bảo nhau, dứt khoát sẽ đấu tranh tới cùng cho tới khi sự việc được sáng tỏ dù họ có phải gặp bất cứ lực cản và khó khăn nào trong việc chứng minh các sự (biến tướng” nếu có) -  Để vạch ra cái chân tướng sự việc. Và qua đó, hy vọng không còn nạn nhân nào, của những vụ việc tương tự nữa sẽ xảy ra ở khắp các vùng quê.

Không riêng việc này, sự bức xức của người dân bị dồn nén tột cùng còn vì những việc khác, nhân dân cho rằng họ bị mất nhiều quyền lợi chính đáng. Mà nguyên nhân, đều có liên quan đến cá nhân, tập thể lãnh đạo xã. Một trong những vẫn đề đó là người dân “tố” bị lạm dụng đất “khẩu” và tiêu chuẩn của dân.

Nguồn gốc đất bãi

Theo đơn thư phản ánh, xã Liên Châu có 2 khu bãi, bãi ngoài đê tả sông Hồng nhưng nằm trong đê bối, hai là bãi nằm hẳn ngoài đê bối. Bãi nằm ngoài đê bối thường gọi bãi “nổi” có tên này vì nó có đặc điểm của lịch sử, mấy chục năm trước khi thủy điện Hòa Bình chưa hoàn thành để tích nước, vào mùa lũ có những đợt nước sông Hồng dâng cao. Thời gian còn lại trong năm, diện tích đất bãi không bị nhất chìm nên gọi là “nổi”, đặt tên theo nghĩa đen, cứ thế mà gọi.

Bãi nổi nổi là vùng màu mỡ và hoàn toàn thích hợp để trồng trọt nhiều loại cây chứ không phải đất đai cằn cỗi

Từ 20 năm trước và trở lại đây không còn tình trạng ngập nước nữa, vì mấy thủy điện lớn đã được xây dựng và hoàn thành tích hết nước, các đợt xả nếu có thì cũng có kế hoạch, chỉ có ít giờ thôi và điều tiết rất là hợp lý. Nên không còn chuyện diện tích bị ngập. Thậm trí, nhân dân nhiều tỉnh thành ven sông Đà, sông Hồng không riêng gì Vĩnh Phúc, từ Hòa Bình ra tới biển bây giờ thường nói với nhau là sông không có nước, vì lượng nước chảy không đáng bao nhiêu.

Đất bãi trong vùng vì thế đã tuyệt đối ổn định, không còn cảnh nước ngập, nhấn chìm kể cả những ngày thủy điện xả, vậy nên cái tên bãi “nổi” không còn mang tính từ nữa, vì đã từ lâu hàng chục năm nó có bao giờ bị chìm nữa đâu.

Được biết, khu vực bãi “nổi” này cũng không phải hoàn toàn của tỉnh Vĩnh Phúc. Do các vấn đề lịch sử, nó một phần thuộc về huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Phần đó, người dân Phúc Thọ vẫn canh tác bình thường, chính vì phần đất của Hà Nội có nhiều đoạn thuộc cả 2 bên sông nên nông dân Phúc Thọ sang làm nông trên địa bàn này đi phà, đò ngang hàng ngày không phải mất phí. Riêng phần bãi thuộc Liên Châu có diện tích từ 120ha trở lên. 120 ha này cũng có nhiều chi tiết xoay quanh nó.

Ấy là thôn Nhật Chiêu được hưởng 1/3 số diện tích này mà nhân dân quen gọi là bãi (82, 83) do gắn với các sự kiện lịch sử diễn ra mà ở bài viết này chúng tôi chưa tiện nêu ra.

Khoảng 1/3 diện tích nữa, xã cho vào quỹ đất công ích và phần còn lại cũng khoảng 1/3 diện tích trong số 120ha đó là đất khẩu – loại đất của cả xã làng nào cũng có, chia cho toàn dân. Vị trí các loại đất này theo hướng từ làng đi ra bãi thì về phía trái là khu vực đất khẩu, tay phải là đất công ích, còn ở phía ngoài hướng giáp sông là giải đất 82, 83.

Nhiều diện tích đất khẩu được UBND xã Liên Châu cho thuê trồng chuối

Do tình hình bờ bãi chia tách như thế không đơn giản, lại trải qua quá trình thay đổi tính chất của địa hình, và tên gọi lúc thế này lúc thế kia, ví dụ đều là khẩu nhưng “khẩu làng, khẩu xã”, nên nếu không để ý thì chính một số bà con nông dân cũng có thể thể nhầm lẫn vị trí này và vị trí kia, Khi có các quyền lợi hay sự việc liên quan cũng không biết mình được và mất gì, được có đủ không và mất như thế đã là cuối cùng chưa.

Khi chúng tôi tìm hiểu, hầu như tất cả những người trẻ tuổi mà chúng tôi tiếp xúc đã không phân biệt được loại đất và không nhận ra đối với chính quyền lợi của mình. Nhiều người chỉ biết nói “nó nằm mãi ngoài kia ai mà biết được”. Những lao động buộc phải bỏ đồng ruộng xã quê bao nhiêu năm cũng dễ ngày càng không biết rõ.

Rời quê mưu sinh!

Đầu thập kỷ 90 đã chia cho 7830 khẩu toàn xã, 42m/khẩu giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử đụng dất nông nghiệp. Theo Nghị định 64 năm 1993, đây là loại đất khẩu của xã, nghĩa là các hộ cả 3 làng đều được chia phần bãi theo Nghị định 64. Về sau, số diện tích đương nhiên phải chia cho khẩu là hơn 40ha, chứ không phải chỉ là số 7830/42m2, tức gần 33ha như ban đầu.

Quê hương Liên Châu hiện nay ngày càng giàu đẹp nhưng...

Giải thích về điều này, người dân địa phương thông tin: “Bởi vì xen kẽ trong diện tích 40 ha này, có mấy vạt trũng hình thành nên do sóng sông đánh vào đùn cát thành nhô lên rồi thành vạt vào những năm trước kia mỗi khi lũ lên. Khi mà thủy điện chưa điều tiết được, các vạt trũng này sâu nhất chưa tới đầu gối, nhưng để “chắc chắn” thì không được tính vào chia khẩu. Bởi vì mấy chục năm trước, cứ vào mùa lũ là vạt này, đó cũng là thời gian bắt đâu hoặc thời gian đầu của vụ trồng trọt nếu tiến hành, nên là nếu trồng thì bị ngập nước.

Do nước dâng đúng thời vụ gieo trồng, nên mấy chục năm trước dân ai thích trồng trọt thì gia tăng còn không thì thôi vì nguy cơ cây và hoa màu nào bị ngập nước. Vì vậy cũng có một phần diện tích này bị bỏ không. Các vạt và góc đầu đó, khoảng 8ha 20 năm trở lại đây tuy rất ổn định rồi, không hề bị ngập nước, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đang diễn ra hoạt động sản xuất nhưng xã cũng không chịu chia bổ sung cho nhân dân, cứ để ngoài phần này. Thậm trí, công tác cập nhật hiện trạng và vào sổ sách trong nhiều quãng thời gian quan trọng còn có những thứ phải bàn nữa.

Trước đây, các hộ dân đã từng canh tác trên diện tích đất khẩu. Nhưng trong một thời gian dài theo người dân nơi đây, họ đã không được hướng dẫn và hỗ trợ nào quan trọng để tạo điều kiện hay vạch hướng đi cho bà con cả. Mặc dù vị trí gần sông Hồng nhưng từ bao năm trước, công việc cấp nước tưới tiêu cũng không được chú ý dù bà con sẵn sàng đóng góp để có kênh mương, sản xuất hoa màu, trồng trọt cây cối thì chuột phá phách và sâu bệnh đầy bãi, cũng không có hô trợ về kỹ thuật về chuyện môn nào đáng kể.

Một tỷ lệ rất lớn người dân Liên Châu vào nam lao động là đi thu mua “đồng nát” chịu thương, chịu khó cơ cực 2 chục năm nay (Ảnh minh họa)

Trước tình trạng bờ bãi như trên, bà con rất chán nản và đời sống ngày càng khó khăn, nên đã phải tự tìm đường tha hương, từ đó ra đời một hành trình và chiến dịch vào Nam làm ăn. Ấy là đầu năm thế kỷ mới và cho đến ngày nay.

Câu chuyện bà con Liên Châu phải đi Nam kiếm sống nó vốn quá nổi tiếng rồi không ai ai không biết. Hàng dài những người già trẻ phải bỏ quê hương đi quanh năm xa cha mẹ, con cái, nơi gắn bó để vào một đô thị xa lạ ồn ào và phải chịu bao sức ép cực chẳng đã.

Được biết, vào thời gian đó, người dân xa quê ngày càng nhiều, đi xa thì ruộng bãi phải cho thuê hoặc thâm trí có trường hợp bỏ hoang một vụ trong năm. Nhưng không phải trường hợp nào cũng bỏ ruộng, lại càng không phải nông dân không muốn canh tác ngay chính trên mảnh đất quê hương mình, không ai muốn tha hương cả, nhưng không còn cách nào khác.

Người dân Liên Châu vốn chịu thương chịu khó, khắc phục và vượt qua khó khăn mà cái “tiếng” này không mấy ai trong tỉnh không biết. Truyền thống cách mạng hào hùng mà dịp kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức Đảng vừa qua cũng có dịp ôn lại.

Nếu được hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thì những con người nơi đây vốn có tiếng quý trong tài nguyên đất đai, trên làng quê chủ yếu thuần nông, liệu có phải bỏ ruộng bỏ đồng, hàng năm phải rời xa tất cả nhưng điều thân thương gắn bó nhất để tha hương không?

Không thể nói rằng, tự nhiên người dân xã Liên Châu lại chán ghét ruộng đồng và bỏ bê bờ bãi. Để bà con phải bỏ bờ bãi thì dù bât cứ ở đâu đi nữa, chính quyền ở đó có gọi là lãnh đạo thành công hay không?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin. 

Bạn đang đọc bài viết Xã Liên Châu – Vĩnh Phúc: Khi quyền lợi người dân bị xâm phạm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.