Thứ bảy, 20/04/2024 08:54 (GMT+7)

Thẩm phán bị tố cáo vì phong tỏa tài sản thấp hơn 15 lần giá thực?

A LỰC -  Thứ sáu, 20/03/2020 10:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thẩm phán Ngô Trung Thực (TAND huyện Chư Prông) ra QĐ ADBPKCTT hai thửa đất 200 triệu đồng. Tuy nhiên, hai tài sản này được định giá trên 3 tỷ đồng. Đương sự làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng.

Không giám định chữ ký và giấy nhận nợ theo yêu cầu của bị đơn

Theo đơn tố cáo và trình bày của vợ chồng ông Trần Đức Lập (trú tại TDP 4, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông), với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam tại Gia Lai: Vợ chồng ông bà với vợ chồng Phan Xuân Tùng - Nguyễn Thị Thu là hàng xóm với nhau. Biết vợ chồng Tùng - Thu chuyên cho người khác vay vốn để làm ăn, nên từ năm 2016 đến năm 2018 nhiều người đến nhờ bà Nhị vay tiền của vợ chồng Tùng - Thu. Và mọi giao dịch chỉ một mình bà Nhị thực hiện chứ ông Lập không hề được biết.

Đầu năm 2019, vợ chồng Tùng - Thu lập “giấy nhận nợ vay 2018” để khởi kiện, buộc vợ chồng Nhị - Lập phải thanh toán tiền nợ gốc là 1.970.000.000 đồng và hơn 500.000.000 đồng tiền lãi.

Vì cho rằng chữ ký và giấy nhận nợ là giả nên bà Nhị đã có đơn yêu cầu Trưng cầu giám định “giấy nhận nợ vay 2018”, nhưng HĐXX đã bác yêu cầu trên.

Tuy nhiên, đến ngày trước khi Tòa án nhân dân huyện Chư Prông đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, vợ chồng Nhị - Lập mới được xem bản gốc “giấy nhận nợ vay 2018”  của vợ chồng Tùng - Thu nộp đến Tòa, thì bà Nhị phát hiện giấy nhận nợ vay nêu trên là giả mạo, không phải chữ ký bà. Vì cho rằng chữ ký và giấy nhận nợ là giả nên bà Nhị đã có đơn yêu cầu trưng cầu giám định “giấy nhận nợ vay 2018” của phía vợ chồng Tùng – Thu cung cấp. Tại phiên tòa, ngày 30/12/2019 bà Nhị vẫn khẳng định rằng đây không phải là chữ ký và giấy nhận nợ của bà như những gì mà phía vợ chồng Tùng – Thu cung cấp khi khởi kiện, nên bà Nhị vẫn giữ yêu cầu HĐXX cần giám định chữ ký và giấy nhận nợ trên. Nhưng yêu cầu này của bà Nhị không được cấp sơ thẩm TAND huyện Chư Prông chấp nhận.

Mỗi tài sản chỉ phong tỏa 100 triệu đồng

Theo QĐ ADPBKCTT số 03/2019/QĐ-BPKCTT ngày 25/3/2019 của TAND huyện Chư Prông thì thửa đất số 183a, tờ bản đồ số 43 – địa chỉ tại tổ dân phố 4, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông được phong tỏa với số tiền 100.000.000 đồng. Trong khi đó, tại biên bản định giá số 0713/02.20/CN/KD3/EXIMA ngày 28/02/2020 của Công ty Cổ Phần Thẩm Định Giá E Xim (EXIMA) kết luận giá trị thẩm định thửa đất trên là 1.325.250.000 đồng.

Nội dung 2 Quyết định ADBPKTT số 03/2019/QĐ-BPKCTT ngày 25/3/2019 và số 04/2019/QĐ-BPKCTT ngày 3/5/2019 do TAND huyện Chư Prông ban hành.

Tương tự, QĐ ADBPKCTT số 04/2019/QĐ-BPKCTT ngày 3/5/2019 của TAND huyện Chư Prông thì thửa đất số 250, tờ bản đồ số 43, địa chỉ thửa đất tại thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông được phong tỏa với số tiền 100.000.000 đồng. Trong khi cũng tại tại biên bản định giá trên kết luận giá trị thửa đất trên là 1.712.325.000 đồng.

Hai tài sản trên được kết luận giá trị 2 thửa đất tổng cộng là 3.037.575.000 đồng. Nhưng TAND huyện Chư Prông không tiến hành định giá tài sản hai thửa đất nói trên mà lại ban hành 2 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm phong tỏa tài sản 2 thửa đất nói trên chỉ 200.000.000 đồng (mỗi thửa đất là 100.000.000 đồng).

Theo kết luận số 0713/02.20/CN/KD3/EXIMA ngày 28/02/2020 của Công ty Cổ Phần Thẩm Định Giá E Xim (EXIMA) thì giá trị 2 thửa đất trên tổng cộng là 3.037.575.000đ.

Phiên tòa kỳ lạ!

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30/12/2019, vợ chồng Tùng - Thu thừa nhận việc vay mượn tiền giữa hai bên đều được nguyên đơn ghi chép vào sổ nợ (vì sổ nợ hiện nay do phía nguyên đơn giữ) chứ không phải “giấy nhận nợ vay 2018” như đã nộp tại tòa. Tại phiên tòa, Luật sư Võ Thị Tiết (người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn) cho biết, chữ ký của bà Nhị trên “giấy nhận nợ vay 2018” có dấu hiệu làm giả và đề nghị HĐXX cho giám định chữ ký trên. Tuy nhiên, yêu cầu này HĐXX không chấp nhận vì cho rằng tài liệu này do phía nguyên đơn cung cấp hoàn toàn phù hợp với bản tự khai của bị đơn (?)

Dù bị đơn yêu cầu giám định chữ ký và “giấy nhận nợ vay 2018” nhưng HĐXX đã bác yêu cầu trên và vẫn tiến hành tuyên án.

Luật sư Tiết cho biết, đây là một trong những tình tiết quan trọng nhất của vụ án, nên phía bị đơn đã có yêu cầu HĐXX cần tiến hành trưng cầu giám định “giấy nhận nợ vay 2018” để chứng minh rằng bị đơn không ký vào giấy nhận nợ vay. Tuy nhiên, HĐXX cấp sơ thẩm lại bỏ qua yêu cầu trên, là vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng dân sự.

Vì cho rằng việc giám định theo yêu cầu của bị đơn là không cần thiết, nên HĐXX TAND huyện Chư Prông đã bác bỏ yêu cầu trên và vẫn tiến hành tuyên án.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 Làm việc với phóng viên MT&ĐT, Luật sư Võ Thị Tiết - Trưởng Văn phòng Luật sư Võ Luật (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định) cho biết: TAND huyện Chư Prông ban hành 2 Quyết định ADBPKCTT số 03/2019/QĐ-BPKCTT ngày 25/3/2019 và số 04/2019/QĐ-BPKCTT ngày 3/5/2019 là vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là phong tỏa tài sản có giá trị lớn hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân (theo Quyết định số 120/QĐ-TAND ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) thì hành vi vi phạm của Thẩm phán Ngô Trung Thực phải bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, Thẩm phán Ngô Trung Thực phải chịu hậu quả theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Quy định xử lý trách nhiệm.

Tại Khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Khoản 4 Điều 133 BLTTDS. Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 11 Điều 114 của Bộ luật này thì chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.”

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 và Khoản 3 Điều 9 Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân (theo Quyết định số 120/QĐ-TAND ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao):

“Điểm a Khoản 2 Điều 4:

“2. Hậu quả của việc xử lý trách nhiệm

  1. a) Người bị xử lý trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không được xem xét, đề nghị người có thẩm quyền khen tặng danh hiệu thi đua từ “Lao động tiên tiến” trở lên khi kết thúc năm công tác”.

“Khoản 3 Điều 9: Ra 01 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định của pháp luật hoặc không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật”.

Ngày 9/1/2020 bị đơn đã kháng cáo toàn bộ bản án số 19/2019/DSST ngày 31/12/2019 của TAND huyện Chư Prông lên TAND tỉnh Gia Lai.

Bạn đang đọc bài viết Thẩm phán bị tố cáo vì phong tỏa tài sản thấp hơn 15 lần giá thực?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...