Thứ sáu, 29/03/2024 12:37 (GMT+7)

Tin tức pháp luật 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/6/2019

MTĐT -  Thứ hai, 10/06/2019 10:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức pháp luật 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/6/2019. Cập nhật tin tức pháp luật 24h mới nhất, nóng nhất trên cả nước ngày 10/6/2019.

Đà Nẵng: Yêu cầu xử lý nghiêm việc buôn bán, nuôi tôm càng đỏ

Tin tức trên báo Địa đoàn kết cho biết, ngày 9/6, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo UBND TP này đã ký, ban hành văn bản (số 3691/UBND-SNN) yêu cầu các địa phương, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tôm càng đỏ phát tán ra môi trường phải lập tức khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt ngay theo quy định của Luật Đa dạng sinh học.

Ban Chỉ đạo chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại TP Đà Nẵng (BCĐ 389) cũng  có văn bản  yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm việc  buôn bán nuôi  tôm càng đỏ trên địa bàn TP. Tôm càng đỏ là sinh vật ngoại lai xâm hại, tạp ăn, sinh trưởng rất nhanh, tàn phá môi trường, hệ sinh thái - động thực vật, đang là nguy cơ rất lớn đối với sản xuất nông - ngư nghiệp của nhiều địa phương, trong đó có Đà Nẵng.   

Thắt chặt công tác quản lý du lịch

Từ ngày 1/8/2019 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, Nghị định 45 quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính gồm Cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt trên còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch; Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định.

Đặc biệt, Nghị định 45 cũng quy định mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân…

Xung quanh những quy định xử phạt, ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết, Nghị định 45 hướng dẫn cụ thể những chế tài trong Luật Du lịch sửa đổi năm 2017. Các mức xử phạt đều tăng so với trước, nhiều hành vi vi phạm sẽ bị tước giấy phép hoạt động. Thực tế, cả nước có trên 10.000 doanh nghiệp lữ hành cả quốc tế lẫn nội địa, nhưng nhiều quản lý đơn vị lữ hành không đọc quy định của Nghị định hoặc khi bị kiểm tra, xử lý thì viện dẫn những thông tin lập lờ như hợp đồng miệng, tin nhắn. Do đó, nếu các doanh nghiệp lữ hành mà không hiểu sâu sắc về Nghị định 45 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thì rất nguy hại, vì lãi thì ít mà phạt thì nhiều. Cũng theo ông Bình, Nghị định 45 là những vấn đề, những nội dung rất sát sườn đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. “Tuy nhiên, có thể sẽ lại giống như Luật Du lịch, nhiều doanh nghiệp không chịu tìm hiểu kỹ, đến khi bị xử phạt mới bắt đầu kêu cứu và làm ầm ĩ lên hay hiểu luật theo như ý muốn của mình… điều này rất đáng lo ngại”- ông Bình bày tỏ.  

Ma túy xâm nhập TP.HCM ngày càng nhiều

Tin tức trên báo Pháp luật TP.HCM, ngày 6/6, báo cáo mới nhất của UBND TP.HCM về tình hình thi hành Luật Phòng, chống ma túy cho biết tại TP tội phạm ma túy thời gian qua vẫn tiếp tục diễn biến rất phức tạp.

Theo đó, tùy vào từng thời điểm có giảm nhưng nhìn tổng thể ma túy xâm nhập TP gia tăng cả về khối lượng, tuyến vận chuyển lẫn chủng loại.

Theo báo cáo, ngoài nguồn ma túy xâm nhập TP theo các đường tiểu ngạch từ các cửa khẩu Tho Mo - Long An, cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát - Tây Ninh… đã xuất hiện nguồn ma túy từ Trung Quốc, Lào với số lượng lớn đi qua các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ như Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau đó xuất đi các nước thông qua các cảng biển.

Về địa điểm mua bán ma túy, do TP có nhiều hẻm nhỏ, chằng chịt, thông với nhau ra các hẻm, đường khác nên các đối tượng thường thuê mướn phòng trọ, nhà nghỉ để mua bán. Riêng với đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp thì thường xuyên chọn các quán bar, vũ trường, karaoke trá hình để sử dụng thuốc lắc hoặc thuê mướn các căn hộ chung cư, khách sạn, biệt thự… có các thiết bị audio cố định, di động công suất lớn để tổ chức sử dụng ma túy đá.

Tiền chất để sản xuất ma túy được tội phạm chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài qua các công ty chuyển phát nhanh cũng rất phức tạp (chủ yếu là đi Úc). Thời gian qua đã phát hiện các vụ vận chuyển với số lượng lớn, nghi vấn được tuồn ra từ các công ty dược phẩm hoặc chiết xuất ngược nhưng chưa làm rõ được nguồn gốc, xuất xứ.

Tội phạm về ma túy tổng hợp tăng mạnh từ số lượng đường dây, tổ chức cho đến tang vật bị thu giữ. Ngoài sự gia tăng rất nhanh, các đối tượng đã tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất ra ma túy tổng hợp đến giai đoạn thành phẩm cho ra nhiều loại ma túy tổng hợp. Trước đây chỉ phát hiện sản xuất methamphetamine.

Thanh Hóa: Bắt đối tượng vận chuyển động vật quy hiếm

Công an huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt giữ một vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép tại bản Bo, xã Na Mèo.

Qua công tác tuần tra, kiểm soát, Tổ Công tác của Công an huyện Quan Sơn đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Đỗ Quang Vinh, sinh năm 1970, ở Bản Bơn, xã Mường Mìn đang vận chuyển một số cá thể rùa còn sống và vẩy tê tê đi tiêu thụ.

Tại chỗ, lực lượng Công an đã thu giữ 7 cá thể nghi là rùa đầu to còn sống, trọng lượng 1,2kg (đây là động vật thuộc nhóm IB, danh mục động vật nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ); 01 cá thể nghi là cầy hoa quả đã chết, trọng lượng 4,3kg và 0,7kg nghi là vẩy tê tê.

Tại Cơ quan Công an, đối tượng Đỗ Quang Vinh khai nhận: Toàn bộ số động vật trên là do đối tượng mua về để nuôi, ăn thịt và làm thuốc, khi đang trên đường mang về nhà thì bị lực lượng Công an bắt giữ. 

  P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức pháp luật 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/6/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới