Thứ năm, 18/04/2024 16:36 (GMT+7)

TP.HCM: Ai cho phép bán đất nghĩa trang? (Bài 2)

Phan Hải - Lê Bảo - Cao Nguyên -  Thứ hai, 12/11/2018 11:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù biết rõ rằng, đất nghĩa trang không đảm bảo các điều kiện để xây dựng nhà ở, nhưng chính quyền vẫn cấp phép. Liệu có sự bao che nào ở đây?

Như Môi trường & Đô thị điện tử đã phản ánh trong bài viết ngày 30/10, khu đất nghĩa trang tại tổ 25, khu phố 2B, đường Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình hoàn toàn không đảm bảo các điều kiện để xây dựng nhà ở, nhưng khi đi thực địa, xác minh rõ hơn thì có một số điều khiến chúng tôi rất ngỡ ngàng.

Căn nhà được cấp phép xây dựng trên đất nghĩa trang

Những ngôi nhà xây dựng không phép

Thứ nhất, theo PV ghi nhận được, hiện tại trên khu đất này có khoảng 40 căn nhà đang tồn tại, to có, nhỏ có, siêu mỏng cũng có, với hàng trăm nhân khẩu đang sinh sống trong đất nghĩa trang, tạo nên khung cảnh người sống đang ở chung với người chết.

Thứ hai, hàng chục năm nay rất nhiều căn nhà xây dựng không phép trong khu vực nghĩa trang nhưng chính quyền quận Tân Bình không xử lý vi phạm mà lại cấp số nhà tạm cho cư dân. Như vậy, việc làm này đồng nghĩa với sự thoả hiệp cùng người vi phạm để tồn tại.

Thứ ba, số lượng nhân khẩu trong khu vực này ngày càng gia tăng sẽ sản sinh ra một lượng rác thải lớn, khiến cho nơi này càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Thứ tư, càng nhiều người sống trong khu vực nghĩa trang thì tỉ lệ số người mắc bệnh do ảnh hưởng không khí càng gia tăng, sức khỏe của người dân sẽ luôn trong tình trạng không ổn định.

Thứ năm, khi ngày càng nhiều người đến xây dựng nhà ở thì rác thải, phế liệu xây dựng đổ bừa bãi, tràn lan trên các ngôi mộ, ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của rất nhiều gia đình khác, vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt. Một thực tế đáng lên án, đó là, khi mưa xuống, những con đường mòn dẫn vào nhà dân trong nghĩa trang trở nên lầy lội, dơ bẩn, vì thế họ tự ý làm lại đường, thậm chí là lấp luôn cả một ngôi mộ còn hài cốt bên dưới, cứ thế mà dẫm đạp lên mộ.

Nhà siêu nhỏ, siêu mỏng trông rất yếu nhưng vẫn được dựng lên.

Ngôi mộ vẫn còn hài cốt nhưng bị người dân lấp đi để làm đường.

Vật liệu xây dựng đè bẹp lên ngôi mộ khi vẫn còn nhang khói.

 Giấp phép xây dựng được cấp trên đất nghĩa trang.

Trong những ngày đi thực hiện chuyên đề Xây dựng - Bất động sản này nhóm PV còn phát hiện một căn nhà được cấp phép xây dựng trên đất nghĩa trang hẳn hoi. Đây là công trình nhà ở liên kế, diện tích xây dựng 53,95m2 , tổng diện tích sàn 224,04m2, chiều cao công trình 15,60m, 05 tầng (3 tầng + tầng lửng + tầng sân thượng), cấp ngày 27/08/2018, số 18.2059/GPXD. Theo như trong giấy phép thì người ký là ông Châu Minh Hiếu - Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình. Chẳng rõ là ông Phó chủ tịch quận có biết đây là đất nghĩa trang hay không? Hay là biết sai phạm nhưng vẫn ký?

Về pháp lý, khu đất nghĩa trang là do nhà nước quản lý, vậy ai cho phép mua bán đất nghĩa trang một cách tuỳ tiện? Ai cho phép người dân vào sống trong nghĩa trang, nhập nhằng giữa người sống và người chết? Dư luận đang chờ câu trả lời thoả đáng của chính quyền quận Tân Bình.

Môi trường & Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Ai cho phép bán đất nghĩa trang? (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.