Thứ năm, 28/03/2024 16:31 (GMT+7)

Di sản dùng vào việc thờ cúng có được chuyển nhượng, sang tên?

MTĐT -  Thứ hai, 06/07/2020 16:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Điều khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Câu hỏi: Người bán đất cho tôi và gia đình cậu ta đang có nhu cầu chuyển nhượng thửa đất đã có sổ đỏ cho tôi, tuy nhiên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lại có thêm dòng chữ đính chính ở trang 4 là Thửa đất được sử dụng vào việc thờ cúng. Xin hỏi, cả gia đình người bán đồng ý bán thì tôi có thể làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai hay không? 


Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật dân sự thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Căn cứ vào Điều khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về di sản dùng vào việc thờ cùng, cụ thể:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Như vậy, bản chất của tài sản được dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Do đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thờ cúng là không thể thực hiện. Tuy nhiên, trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Vì vậy, đây là trường hợp rất đặc biệt và không cho phép việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thờ cúng do người mất để lại.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.


Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Tòa nhà New Skyline KĐT Văn Quán, P.Văn Quán, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Di sản dùng vào việc thờ cúng có được chuyển nhượng, sang tên?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới