Thứ ba, 16/04/2024 23:27 (GMT+7)

Dự án Luật BVMT: Cần nâng cao nhận thức người dân và giám sát xã hội

Hiếu - An -  Thứ tư, 13/05/2020 08:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến vấn đề quản lý chất thải trong Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi đối với đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội

Trong Dự thảo Luật BVMT, Bộ TNMT có đề xuất sửa đổi theo hướng hộ dân xả nhiều chất thải rắn hơn sẽ phải trả tiền nhiều hơn thay vì tính phí bình quân đầu người như hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Thanh – Cán bộ Phòng kỹ thuật vật tư Công ty Urenco Hà Nội.

 Nêu quan điểm về nội dung này, bà Nguyễn Thị Thanh – Cán bộ Phòng kỹ thuật vật tư Công ty Urenco Hà Nội cho rằng: “Trong Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi), tại Điều 79 có quy định về việc chi trả phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Và hình thức chi trả được thu bằng việc bán bao bì và thiết bị lưu chứa chất thải.

Theo tôi thấy, rõ ràng hướng đề xuất sửa đổi lần này phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Theo đúng tinh thần của dự thảo là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, hộ dân nào phát sinh số lượng rác thải nhiều thì phải sử dụng nhiều bao bì, thiết bị đựng và trả tiền nhiều hơn.

Đây là nguyên tắc gốc, sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc từ đó sẽ khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình có ý thức giảm thiểu lượng rác thải bỏ ra môi trường”.

Cũng trong Dự thảo Luật này có quy định đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối không thu gom đối với rác từ các hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì, thiết bị chứa rác đúng quy định.

Mặt khác, Dự thảo Luật cũng quy định giá bao bì, thiết bị chứa chất thải thực phẩm thấp hơn giá bao bì, thiết bị chứa chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.

Theo đại diện Urenco Hà Nội, điều này có thể dẫn đến việc những người dân không có ý thức sẽ dùng bao bì, thiết bị chứa thực phẩm để đựng chất thải rắn thông thường khác.

Tuy nhiên, để Dự thảo Luật này đi vào thực tiễn thì cần phải có các cấp chính quyền, cá nhân và hộ gia đình nâng cao ý thức thực thi nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi trong quá trình thực hiện. Cần có sự chung tay của các cơ quan truyền thông báo chí,.. thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân.

Trao đổi cùng PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử bà Nguyễn Thị Thanh – Đại diện Công ty Urenco Hà Nội cho biết: “Theo cá nhân tôi, hình thức thu phí này là khả thi, đảm bảo theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền. Tuy nhiên, khi Dự thảo Luật được thông qua, ban hành và đi vào áp dụng giai đoạn đầu sẽ gặp những khó khan nhất định, nhiều trường hợp cá nhân và hộ gia đình sẽ không sử dụng bao bì, thiết bị đựng đúng quy định để trốn tránh trách nhiệm.

Do vậy, bên cạnh việc hướng dẫn kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị thu gom và vận chuyển rác đồng thời cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và sự giám sát toàn xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ TNMT cũng cần sớm có dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường sau khi Dự thảo Luật này được ban hành và áp dụng. Đảm bảo tính răn đe đối với các cá nhân vi phạm, đi ngược lại với lợi ích của toàn xã hội”.

Liên quan đến những quy định trong Dự thảo Luật về việc không đầu tư các cơ sở xử lý chất thải rắn quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, xóa bỏ lò đốt rác thủ công. Và Nhà nước cũng thực hiện lộ trình chấm dứt xử lý rác thải sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp.

Bà Thanh nêu quan điểm rằng, nếu có lộ trình xóa bỏ được việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp thì sẽ là một thời gian dài ở các địa phương, ví dụ như bãi rác của TP Hà Nội được chôn lấp ở Mễ Trì trước đây, cũng phải mất 20 năm rác phân hủy và thay vào đó là khu đô thị mọc lên.

Còn riêng ở Hà Nội, sắp tới thành phố cũng đã có những lò đốt rác công nghệ mới ở trên khu vực Sóc Sơn với quy mô tập trung lớn khoảng 4 nghìn tấn/ngày.

Và TP cũng đang đầu tư một số lò đốt rác nữa theo lộ trình đủ để xử lý 7 nghìn tấn rác/ngày của Hà Nội, và dần dần những lò đốt quy mô thứ cấp, nhỏ lẻ sẽ được thu hẹp dần.

Bạn đang đọc bài viết Dự án Luật BVMT: Cần nâng cao nhận thức người dân và giám sát xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.