Thứ tư, 24/04/2024 18:20 (GMT+7)

Gộp mảnh đất mới vào chung sổ đỏ thì phải làm thủ tục gì?

MTĐT -  Thứ hai, 04/02/2019 15:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tôi mới mua thửa đất nhà hàng xóm ngay cạnh nhà tôi mảnh đất này đã được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, tôi muốn gộp mảnh đất mới mua vào chung sổ đỏ với mảnh đất của tôi thì phải làm thủ tục gì?

Độc giả hỏi:

Tôi mới mua thửa đất nhà hàng xóm ngay cạnh nhà tôi mảnh đất này đã được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, tôi muốn gộp mảnh đất mới mua vào chung sổ đỏ với mảnh đất của tôi thì phải làm thủ tục gì?

Luật sư Công ty Luật TGS trả lời:

Theo quy định tại Điều 75 nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về việc hợp, tách thửa như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Bạn muốn gộp mảnh đất mới mua vào chung sổ đỏ với mảnh đất bạn đang sử dụng hiện tại thì bạn sẽ làm thủ tục hợp thửa đất theo trình tự cụ thể sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hợp thửa. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị hợp thửa đất;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn
Giám đốc Hãng luật TGS LawFirm
Địa chỉ: Số 5, Ngách 24/Ngõ 1 – Trần Quốc Hoàn, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số di động: 0918 368 772
Email: [email protected] 

Bạn đang đọc bài viết Gộp mảnh đất mới vào chung sổ đỏ thì phải làm thủ tục gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.