Thứ tư, 24/04/2024 23:56 (GMT+7)

Hội Cấp thoát nước Việt Nam góp ý vào dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi)

Hà Thắm -  Thứ ba, 28/04/2020 16:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã gửi dự thảo đến một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành nước để lấy ý kiến tham gia và sau khi tổng hợp các ý kiến, ngày 27/4/2020.

Liên quan đến Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Luật GTĐB 2008) và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì soạn thảo, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã gửi dự thảo đến một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành nước để lấy ý kiến tham gia và sau khi tổng hợp các ý kiến, ngày 27/4/2020, Hội Cấp thoát nước Việt Nam gửi văn bản góp ý tới Bộ Giao thông vận tải. Cụ thể:

  1. Cần phải khẳng định song hành cùng với công trình giao thông đường bộ, các công trình cấp, thoát nước là những công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, kết nối vùng và cả nước.
  2. Khoản 2 điều 43 Luật GTĐB 2008 đã xác định “Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí”.

          Khoản 2 này được sửa đổi, bổ sung thành khoản 1 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đó là “Trong phạm vi đất dành cho đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạn tầng giao thông đường bộ gồm: công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, công trình thủy lợi, thủy điện và các công trình đặc biệt khác”.

          Như vậy Luật GTĐB 2008 và dự thảo Luật lần này đã và vẫn khẳng định các công trình cấp, thoát nước được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ…

  1. Tại điểm b, c Khoản 8 Điều 28 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 về “Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ” đã quy định: Chủ đầu tư công trình sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây: b) Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; c) Không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan và điểm c này được đưa vào trong nội dung của khoản 3 Điều 59 của Luật GTĐB (sửa đổi). Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho rằng các quy định này có điểm không hợp lý bởi vì:

Trước khi được cấp phép (chấp thuận) của cơ quan có thẩm quyền, các chủ công trình cấp, thoát nước đã phải nộp toàn bộ hồ sơ thiết kế, phương án tuyến, vị trí lắp đặt đường ống cấp, thoát nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Sau khi xem xét sự phù hợp với các quy định của quy hoạch giao thông đường bộ, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan… cơ quan có thẩm quyền mới cấp phép (chấp thuận).  Như vậy chỉ những công trình không tuân thủ và không phù hợp mới phải theo quy định trên còn lại các công trình đã phù hợp với các quy hoạch có liên quan thì phải có hướng giải quyết thỏa đáng vì đây thể hiện tính song hành cùng phát triển, cùng phục vụ lợi ích chung. Công trình cấp, thoát nước và các công trình đường bộ cũng là tài sản chung của xã hội.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 43 của Luật GTĐB 2008 quy định cũng chưa chặt chẽ, cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng không quy định cho phép dựa trên các cơ sở pháp lý nào dẫn đến Nghị định hướng dẫn Luật quy định có nội dung bất hợp lý. Điều bất hợp lý này lại được hợp thức hóa trong khoản 3 Điều 59 của dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi). Mặt khác công trình thiết yếu theo mạng lưới/theo tuyến như đường ống cấp nước có tính đặc thù (đường kính ống có thể lên tới 2000mm, có kết nối với các hộ tiêu thụ) và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân (không thể dễ dàng di chuyển) lại quy định cũng tương tự như các công trình mang tính đơn chiếc như biển tuyên truyền, quảng cáo (dễ di chuyển khi có yêu cầu) như tại khoản 3 Điều 59 cũng không hợp lý.

Để đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan đặc biệt đối với ngành nước, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đề nghị tại dự thảo Luật:

  1. Bổ sung và xác định rõ cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc chủ sở hữu đường chuyên dùng) dựa vào đó chấp thuận (thỏa thuận) cho phép xây dựng các công trình thiết yếu (cụ thể các công trình cấp thoát nước) trong phạm vi đất dành cho đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ. Cơ sở pháp lý đề xuất có thể là: quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch đô thị, nông thôn… Đề nghị nghiên cứu bổ sung vào khoản 2 Điều 59.
  2. Trong trường hợp các công trình thiết yếu xây dựng tạm hoặc không đúng các quy hoạch có liên quan thì khi có yêu cầu “Không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan khi di chuyển” Ngược lại nếu đã tuân thủ quy hoạch có liên quan mà các quy hoạch này có sự điều chỉnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì các bên cần phải hiệp thương để giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề nghị nghiên cứu bổ sung vào khoản 3 Điều 59.
  3. Biển tuyên truyền, quảng cáo không thuộc quy định tại khoản 1 điều 59 đề nghị không đưa vào khoản 2, khoản 3 của điều này và nếu là các công trình đặc biệt nên quy định riêng thành 1 khoản cho loại công trình này.
Bạn đang đọc bài viết Hội Cấp thoát nước Việt Nam góp ý vào dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.