Thứ sáu, 29/03/2024 02:22 (GMT+7)

Hợp đồng thuê nhà học sinh, sinh viên cần biết

MTĐT -  Thứ sáu, 24/08/2018 17:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi thuê nhà để trọ thì Hợp đồng Thuê nhà có phải thành văn bản hay không? Có cần phải công chứng, chứng thực hay không?

Hỏi: Cháu là sinh viên mới lên Hà Nội để học Đại học, cho cháu hỏi khi cháu thuê nhà để trọ thì Hợp đồng Thuê nhà có phải thành văn bản hay không? Có cần phải công chứng, chứng thực hay không? Nếu chỉ thỏa thuận miệng với chủ nhà về việc cháu thuê nhà thì có ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự thì Hợp đồng thuê nhà là một dạng của Hợp đồng thuê tài sản nói chung và là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê về việc bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 472 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch này không chỉ có Bộ Luật Dân sự mà còn được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Nhà ở.

Chiếu theo Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014 thì Hợp đồng thuê nhà ở bắt buộc phải được lập thành văn bản. Tuy vậy, cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 của Luật này cũng quy định tương đối rõ ràng như sau:

“Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu”.

Do đó, Hợp đồng thuê nhà không cần phải công chứng hoặc chứng thực mà vẫn có hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Trường hợp Hợp đồng thuê nhà mà bạn và chủ nhà chỉ thỏa thuận bằng miệng, tức lời nói thì có thể gặp những rủi ro, ảnh hưởng sau: Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên không xác lập quy định rõ ràng, cụ thể, nếu có tranh chấp phát sinh rất khó giải quyết; Hoặc xảy ra hỏng hóc hay gặp vấn đề về mất cắp trong quá trình thuê nhà cũng khó xử lý.

Đặc biệt là vấn đề về việc đăng ký tạm trú của bạn với Cơ quan công an cũng không thể thực hiện khi không có Hợp đồng thuê nhà bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói là không có căn cứ (v.v). Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật Gia: Lê Minh

Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0961.272.396

Email: [email protected]; [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Hợp đồng thuê nhà học sinh, sinh viên cần biết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.