Thứ sáu, 29/03/2024 22:17 (GMT+7)

Mức xử phạt đối với hành vi ném đồ bẩn, hôi thối vào nhà người khác

MTĐT -  Thứ tư, 08/05/2019 09:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Pháp luật xử phạt ra sao đối với hành vi ném đồ bẩn, hôi thối vào nhà người khác?

Câu hỏi: Gần đây tôi có tố cáo một cán bộ trong cơ quan nhà nước, nên đã bị một số đối tượng xã hội lạ mặt ném một số đồ bẩn và hôi thối vào nhà, làm vỡ một số chậu cây cảnh. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật thì các hành vi như vậy sẽ bị xử phạt hành chính ra sao? Tôi phải đến đâu để nhận được sự trợ giúp?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp và đối chiếu với các quy định của Luật Tố cáo năm 2018 thì trong trường hợp bạn là người tố cáo, bạn sẽ có quyền sau:

“Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

  1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
  2. a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
  3. b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
  4. c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
  5. d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

đ) Rút tố cáo;

  1. e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
  2. g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

          Theo đó, bạn có quyền được bảo đảm bí mật thông tin về nhân thân, nơi ở; đề nghị cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo… Nếu có căn cứ cụ thể việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo không bảo đảm bí mất thông tin về nhân thân, nơi ở thì bạn có thể làm đơn đề nghị trực tiếp tới cơ quan, cá nhân để lộ và đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

          Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác.”

Do đo, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi mà cá nhân có hành vi vi phạm bị xử phạt tiền, nặng thì có thể bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Trường hợp mà gây ra các hỏng hóc, hư hỏng về tài sản thì phải có trách nhiệm bồi thường đối với các tài sản đó theo quy định của BLDS. Nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” được quy định tại Điều 178 BLHS 2015.

Để được bảo vệ, bạn có thể đến trình báo, cung cấp thông tin tố giác hành vi vi phạm với Cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Mức xử phạt đối với hành vi ném đồ bẩn, hôi thối vào nhà người khác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới