Thứ sáu, 29/03/2024 18:13 (GMT+7)

Pháp luật xử lý thế nào về hành vi gây ô nhiễm nguồn nước?

Luật sư Đồng Xuân Thụ -  Thứ năm, 23/04/2020 16:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật

Hỏi: Gần nhà tôi có một gia đình có trại chăn nuôi lợn, không có hệ thống xử lý nước thải riêng, thường xuyên thải thẳng chất thải ra con sông bao cạnh đó. Khiến cho nguồn nước ở đó bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối. Xin Luật sư cho biết hành vi gây ô nhiễm nguồn nước bị pháp luật xử lý như thế nào? Làm gì để bảo vệ quyền lợi cho gia đình chúng tôi?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình:

“1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.

2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.

4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.

6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn”.

Căn cứ vào điều Điều 52 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông:

“1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nước sông.

2. Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông.

3. Chất lượng nước sông, trầm tích phải được theo dõi, đánh giá.

4. Bảo vệ môi trường lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.

5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật”.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên cùng toàn thể người dân trong khu phố khai báo sự việc nói trên với Ủy ban nhân dân và chính quyền đoàn thể để có thể yêu cầu gia đình kia chấm dứt hành vi vi phạm đó.

Bạn đang đọc bài viết Pháp luật xử lý thế nào về hành vi gây ô nhiễm nguồn nước?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới