Thứ sáu, 29/03/2024 14:02 (GMT+7)

Pháp thử nghiệm thành công thuốc điều trị virus SARS-Cov 2

MTĐT -  Thứ ba, 24/03/2020 14:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học Pháp vừa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng về sự kết hợp của 2 loại thuốc hydroxychloroquine và azithromycin nhằm chống lại virus SARS-Cov 2 mới.

Theo Novinite, các nhà khoa học Pháp vừa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng về sự kết hợp của 2 loại thuốc hydroxychloroquine và azithromycin nhằm chống lại virus SARS-Cov 2 mới.

Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí International Magazine of Antimicrobial Agents.

Theo đó, các nghiên cứu được thực hiện xoay quanh 2 nhóm thuốc là remdesivir, một loại thuốc tiêm tĩnh mạch có hoạt tính kháng virus. Nhóm thứ hai là thuốc chống sốt rét gồm chloroquine và hydroxychloroquine.

Trong phòng thí nghiệm, cả ba loại thuốc trên đều có thể chống lại các loại virus corona mới. Trong đó, chloroquine được sử dụng như loại thuốc chính để chống lại virus gây Covid-19 được Trung Quốc khuyến nghị. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn luôn cần thiết.

Các nhà khoa học Pháp đã tiến hành các nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về hiệu quả của việc sử dụng hydroxychloroquine riêng biệt và dưới dạng kết hợp với kháng sinh azithromycin để điều trị COVID-19 tại cơ sở của Bệnh viện truyền nhiễm Méditerranée Infection của Bệnh viện Đại học Marseille.

Tham gia nghiên cứu là 36 bệnh nhân trưởng thành, với cả các triệu chứng COVID-19 lẫn những người không có triệu chứng, họ đều được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 theo mẫu quét dịch mũi họng. Những người không đồng ý dùng thuốc mới được đưa vào nhóm kiểm soát gồm 16 người, họ vẫn được trị liệu theo phác đồ như trước đây, tức là điều trị theo triệu chứng và kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.

14 bệnh nhân còn lại uống 200 miligam hydroxychloroquine sulfate ba lần/ngày trong 10 ngày. Sáu trong số họ, ngoài hydroxychloroquine, còn được uống 500 miligam azithromycin mỗi ngày trong hai ngày đầu tiên để ngăn ngừa bội nhiễm, sau đó 250 miligam trong bốn ngày. Tất cả sáu bệnh nhân đều tiếp thu tốt kết hợp của hydroxychloroquine và azithromycin. Hàng ngày họ được đo điện tâm đồ để đảm bảo không xuất hiện tác dụng phụ đối với tim.

Ngay trong ngày thứ năm, ở cả sáu bệnh nhân, các xét nghiệm về coronavirus đều cho kết quả âm tính, kết quả này được xác nhận vào những ngày tiếp theo. Như vậy, tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 trong nhóm thử nghiệm đã được chữa khỏi hoàn toàn sau 5 ngày.

Các nhà khoa học lưu ý đây chỉ là thử nghiệm rất nhỏ nhưng kết quả của nó rất đáng khích lệ.

Thế giới vẫn đang chạy đua với việc tìm kiếm vắc-xin và thuốc chữa Covid-19. Nhưng đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị nào được công nhận chữa hết Covid-19. Hàng trăm thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới đang cố chứng minh tác dụng của các loại thuốc trên thị trường với virus SARS-Cov 2.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ cũng đưa vào thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 lần đầu tiên tại Đại học Nebraska, Omaha.

Tờ Wall Street Journal của Mỹ cho hay liệu pháp thử nghiệm là thuốc Remdesivir do công ty Gilead Science phát triển. Đây là loại thuốc kháng virus có khả năng điều trị nhiều mầm bệnh, bao gồm Covid-19.

Theo NIH, người tình nguyện tham gia thử nghiệm là bệnh nhân Mỹ nhiễm Covid-19 từng bị cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess ở Nhật Bản trước khi được hồi hương về Mỹ.

Trước đó, thuốc Remdesivir đã được đưa vào danh sách thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, nó cũng cho thấy hy vọng trên các thử nghiệm ở động vật trong điều trị bệnh do các chủng virus corona khác gây ra như MERS và SARS. Nhưng đây là lần đầu tiên một thử nghiệm được gọi là "tiêu chuẩn vàng" về điều trị sẽ được thực hiện ở Mỹ.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Pháp thử nghiệm thành công thuốc điều trị virus SARS-Cov 2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới