Thứ sáu, 29/03/2024 08:23 (GMT+7)

Phát hiện ô nhiễm nhựa ở điểm sâu nhất của đại dương

MTĐT -  Thứ ba, 25/12/2018 14:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mức độ ô nhiễm cao ở rãnh Mariana cho thấy hành tinh đã bị ô nhiễm như thế nào.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, điểm sâu nhất trên Trái đất bị ô nhiễm nặng nề bởi nhựa cho thấy thế giới đã bị ô nhiễm như thế nào.

Các nhà nghiên cứu đã đo độ sâu của rãnh Mariana ở phía Tây Thái Bình Dương, gần Challenger Deep, nơi thấp nhất trên bề mặt hành tinh. Họ đã phát hiện nồng độ cao nhất của vi hạt nhựa được tìm thấy trong đại dương mở, so với các cuộc khảo sát từ các nơi khác trong Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết: “Nhựa nhân tạo đã làm ô nhiễm những nơi xa nhất và sâu nhất trên hành tinh. Vùng biển khơi tăm tối này có thể là một trong những bể lớn nhất cho các mảnh vi hạt nhựa trên Trái đất, với những tác động chưa biết đến nhưng có khả năng gây hại cho hệ sinh thái mỏng manh này.

Gần đây, các nhà nghiên cứu khác đã chứng minh tầm ảnh hưởng của con người đến rãnh Mariana, với mức độ chất ô nhiễm “bất thường” được tìm thấy ở đó và nhựa được phát hiện trong bụng của các sinh vật biển sâu. Vi hạt nhựa cũng đã được tìm thấy ở vùng núi Thụy Sĩ, nước máy và phân người.

Nhiều triệu tấn nhựa đổ ra đại dương mỗi năm, nhưng nơi là điểm cuối cùng của ô nhiễm không được biết đến nhiều. Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Kỹ thuật Biển sâu ở Hải Nam đã thu thập các mẫu nước và trầm tích dưới đáy từ 2.500m xuống đến 11.000m so với mực nước biển. Nếu so sánh, đỉnh Everest chỉ cao hơn mực nước biển 8.850m.

Loài sâu có lông này, Sagitta setosa đã ăn một sợi nhựa màu xanh dài khoảng 3 mm. Ảnh: Tiến sĩ Richard Kirby.

Phân tích được công bố trên tạp chí Geochemical Perspectives Letters đã phát hiện ra rằng nồng độ của các vi hạt nhựa tăng lên khi các vị trí lấy mẫu giảm sâu xuống rãnh. Ở dưới rãnh, chúng đạt tối đa 2.200 mảnh mỗi lít trong trầm tích và 13 mảnh mỗi lít trong nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết các vi hạt nhựa trong rãnh có thể đến từ các quốc gia công nghiệp ở Đông Á, bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản. Rãnh là một vực thẳm hẹp, hình chữ V và do đó có thể “đánh bẫy” các hạt chìm. Theo các nhà nghiên cứu này, động đất xảy ra tương đối phổ biến trong rãnh và chúng có thể khiến trầm tích rơi xuống rãnh.

Hầu hết các microplastic là sợi dài vài mm, rất có thể là từ quần áo, chai lọ, bao bì và dụng cụ đánh cá. Polyester là loại nhựa phổ biến nhất trong trầm tích và polyetylen terephthalate, được sử dụng cho chai và quần áo thường gặp nhất trong các mẫu nước.

Theo chứng minh, vi hạt nhựa gây hại cho cuộc sống sinh vật biển, vốn đã bị ảnh hưởng do đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần tăng cường đánh giá tác động của vi hạt nhựa đối với hệ sinh thái mong manh ở vùng biển khơi.

Theo TN-MT

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện ô nhiễm nhựa ở điểm sâu nhất của đại dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.