Thứ sáu, 19/04/2024 10:46 (GMT+7)

Phát hiện trên 76.000 ca mắc lao trong 9 tháng đầu năm 2022

MTĐT -  Thứ ba, 22/11/2022 10:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông tin được đưa ra tại Giao ban toàn quốc tổng kết hoạt động phòng, chống lao năm 2022 và kế hoạch năm 2023 do Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức ngày 19/11.

Phát hiện trên 76.000 ca mắc lao trong 9 tháng đầu năm 2022 - Ảnh 1.
Hình minh họa

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia, tuy mới chỉ đạt được 54,7% chỉ tiêu kế hoạch cả năm (76.072 ca bệnh/chỉ tiêu 139.000 ca), nhưng có thể nói số phát hiện của Chương trình chống Lao quốc gia đã có sự cải thiện đáng kể để phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực của chương trình so với cùng kỳ năm 2021 và thậm chí còn cao hơn cả cùng kỳ năm 2020, thời điểm COVID-19 chỉ mới xảy ra tại Việt Nam.

Nhận định Chương trình chống Lao quốc gia sẽ gặp vô vàn khó khăn thách thức trong giai đoạn cuối năm để đạt chỉ tiêu đề ra, nhưng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung cũng cho rằng: "Với những tín hiệu vô cùng tích cực đầu tiên, việc phục hồi lại hoạt động phát hiện và công tác chống lao tại các địa phương ngang bằng với giai đoạn trước COVID-19 cũng đã cho thấy những nỗ lực to lớn của hệ thống chống lao trên toàn quốc, và việc đạt được con số 100.000 ca phát hiện trong cả năm 2022 là vô cùng khả thi".

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, sau dịch COVID-19, số bệnh nhân lao nặng tăng lên rất nhiều, thậm chí có bệnh nhân bị lao toàn thể, lao màng não... là những ca bệnh trước đây ít gặp. Điều này là do trong dịch bệnh, người dân khó tiếp cận dịch vụ y tế do sợ lây nhiễm.

Ngày 1/7/2022 vừa qua, Chương trình Chống lao quốc gia đã thực hiện chuyển giao cơ chế cung ứng thuốc lao từ nguồn ngân sách Nhà nước sang nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, mở ra một cơ chế tài chính bền vững và hiệu quả hơn cho người bệnh lao. Người có thẻ Bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả 20% chi phí điều trị bệnh lao.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ sự lo lắng việc người bệnh điều trị một thời gian hết triệu chứng sẽ ngừng hoặc bỏ thuốc, vì phác đồ điều trị lao thường kéo dài,việc phải chi trả chi phí dù ít nhưng vẫn là gánh nặng, nhất là với người nghèo. Việc người bệnh bỏ điều trị còn kéo theo nguy cơ kháng thuốc. Vì vậy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung cho rằng, cần nghiên cứu để có thêm nguồn ngân sách hỗ trợ, cấp thuốc chống lao miễn phí đến từng người bệnh một cách dễ dàng nhất. Có như vậy mới có thể đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao.

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Bình Hòa, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2022 cho thấy, đại dịch COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán và điều trị lao trong những năm vừa qua. Toàn bộ những tiến độ đã đạt được tính đến năm 2019 đã bị chậm lại, đình trệ, hoặc là hoàn toàn đảo ngược, mục tiêu thanh toán bệnh lao toàn cầu đã bị chệch hướng.

Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động trên khi trong năm 2021, số liệu phát hiện của Chương trình chống Lao quốc gia đã giảm mạnh so với năm 2020. Với việc chỉ phát hiện được 78.935 ca lao trong năm 2021, giảm 22,7% so với năm 2020 và chỉ đạt 65,2% chỉ tiêu kế hoạch phát hiện cả năm cho số bệnh nhân lao các thể (121.000 ca), Chương trình chống Lao quốc gia đã gặp thách thức lớn cho việc hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong năm 2021 và cả giai đoạn 2021 - 2023, ông Nguyễn Bình Hòa cho biết.

Trong thời gian tới, song song với việc sàng lọc người bệnh lao đa kháng trong số người bệnh lao đã phát hiện, Chương trình Chống lao tăng cường mở rộng tầm soát tới cộng đồng, tập trung hơn nữa đối với người tiếp xúc của bệnh nhân lao kháng thuốc.

Chương trình mở rộng tối đa dịch vụ điều trị lấy người bệnh làm trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh và tăng tỷ lệ tuân thủ; tăng cường vận động sự tham gia của bệnh viện đa khoa thu nhận điều trị người bệnh lao kháng thuốc có chỉ định nhập viện để giảm thiểu việc di chuyển tới các cơ sở ngoại tỉnh.

Chương trình tham mưu Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn cơ chế cung cấp thuốc chống lao từ năm 2023 cho các đối tượng bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, bệnh nhân là người bị tạm giam tạm giữ, phạm nhân trong các trại giam và bệnh nhân tại các cơ sở y tế chưa đảm bảo đủ các điều kiện thanh quyết toán thuốc nguồn bảo hiểm y tế. Xây dựng kế hoạch mua sắm thuốc chống lao hàng năm từ ngân sách nhà nước để đảm bảo có đủ thuốc cung ứng cho các cơ sở chưa tiếp cận được nguồn thuốc bảo hiểm y tế.../.

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện trên 76.000 ca mắc lao trong 9 tháng đầu năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo vtv.vn

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?