Thứ sáu, 29/03/2024 18:51 (GMT+7)

Phát triển công trình xanh là đảm bảo cho phát triển bền vững

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ bảy, 14/10/2017 09:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Cuộc cách mạng Công trình xanh đang diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Nó đang làm biến đổi thị trường nhà đất, nhà ở và lối sống của cộng đồng...".

Theo tài liệu (Jerry Yudelson. The Green Building Revolution. Island Press.Washington-Covelo-London) ông Richard Fedrizzi, Chủ tịch Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC), năm 1999 đã viết: “Cuộc cách mạng Công trình xanh đang diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Nó đang làm biến đổi thị trường nhà đất, nhà ở và lối sống của cộng đồng. Nó là một phần của cuộc Cách mạng phát triển bền vững rộng lớn, có thể biến đổi mọi thứ chúng ta đã biết. Cuộc cách mạng này làm thay đổi môi trường xây dựng bằng cách tạo ra hiệu quả sử dụng năng lượng, sức khỏe, các công trình hữu ích để giảm thiểu tác động đáng kể của công trình đối với cuộc sống đô thị, môi trường địa phương, khu vực và toàn cầu”.

Thành phố xanh hay thành phố bền vững môi trường là thành phố được thiết kế và xây dựng trong điều kiện cân nhắc các tác động môi trường ở vị trí hàng đầu, không những chú ý đến sự thịnh vượng cuộc sống của dân cư đô thị, giảm thiểu nhu cầu tài nguyên đầu vào của thành phố (năng lượng, nước, vật liệu và thực phẩm), mà còn phải bảo đảm thành phố sản sinh ra chất thải ô nhiễm môi trường ít nhất; thành phố bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm không khí sạch, nước sạch, đất sạch và điều kiện sống tốt nhất cho dân cư đô thị.

Cần phải làm gì để phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.   Ảnh TL

Việt Nam đã trở thành quan điểm chủ đạo và được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, lần thứ XI, trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm 2011 - 2020 là “Phát triển mạnh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên giữ gìn đa dạng sinh học”.

Bụi là những chất dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hóa học, thành phần khoáng cũng như kích thước hạt. Bụi được sinh ra do quá trình sản xuất công nghiệp giao thông, xây dựng và sinh hoạt của con người.

Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn Chiến lược hàng đầu tại châu Á (Solidiance)công bố thị trường ôtô dưới 9 chỗ tại Việt Nam,giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là quốc gia có ngành ôtô tăng trưởng nhanh nhất khối ASEAN. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 38%. Nếu tính riêng quãng 2015-2016, Việt Nam đạt tăng trưởng 36%, trong khi Indonesia chỉ tăng nhẹ 5%, Thái Lan giảm 4% và Malaysia giảm 13%.

Hầu hết lượng ôtô bán ra ở Việt Nam tập trung ở các đô thị loại 1. Hai thành phố giàu có Hà Nội và TP.HCM là nơi sống 17% dân số cả nước, đóng góp 35% vào GDP quốc gia và chiếm khoảng 45% tổng số xe đăng ký mới hàng năm.
Tính đến năm 2016, Hà Nội và TP.HCM có lượng ôtô đăng ký mới tương ứng 291.000 xe và 211.000 xe. Gần 600.000 ôtô còn lại rải rác ở khắp các tỉnh thành khác.

Với mật độ các loại phương tiện giao thông lớn, trong khi nhiều loại phương tiện giao thông có chất lượng kém vẫn đang được phép lưu hành, nên thải lượng ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải đang có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông cũng là những nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể. Hoạt động của các máy móc thi công và xây dựng làm phát sinh tiếng ồn, bụi và các chất thải xây dựng. Bên cạnh đó, việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để xây dựng các công trình sẽ kéo theo nguy cơ ùn tắc giao thông. Điều này sẽ dẫn đến làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm không khí do khói bụi, hơi xăng dầu tại các vị trí ùn tắc.

Đô thị là hạt nhân của một xã hội hiện đại, phát triển đô thị là quá trình gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng, đồng thời gắn chặt với bảo vệ môi trường.

Năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 về quản lý kiến trúc đô thị. Theo tinh thần của Nghị định, nhiều đô thị trong cả nước đã lập quy chế quản lý kiến trúc cho toàn đô thị và quy chế quản lý kiến trúc cho từng khu vực của đô thị. Về kiến trúc đô thị 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiến triển nhanh với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, ứng dụng nhanh công nghệ thiết kế tiên tiến của thế giới như khu ĐTM Mỹ Đình,Hà Nội, Phú Mỹ Hưng,Hồ Chí Minh, các phố mới ở Đà Nẵng… 

Tình trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra thường xuyên. Ảnh TL

Trong giai đoạn 1999 - đến nay kiến trúc cảnh quan đô thị tuy có nhiều tiến bộ song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc:

- Tại một số đô thị việc thiết việc thiết kế kiến trúc cảnh quanchưa được quan tâm đúng mức, nhiều công trình xây dựng đã lấn át tự nhiên, che khuất tự nhiên, kiến trúc còn lộn xộn, lai căng, thiếu bản sắc.

- Một số đô thị ven sông, hồ, biển chưa rõ ý tưởng khai thác không gian hướng tới mặt nước. Bờ mặt nước là nơi có điểm nhìn rộng, thì thường bị lấn chiếm hoặc sử dụng làm phần phụ cho các khối công trình. Các dải cây xanh chưa được quản lý sử dụng có hiệu quả.

- Trong các giải pháp quy hoạch tổ chức không gian, bố cục cơ cấu chức năng và xây dựng từng công trình thường chỉ hướng tới đô thị hiện đại mà quá ít đầu tư cho cho những đặc thù truyền thống của mỗi dân tộc.

- Về xây dựng quan tâm đến khu nhà ở mà chưa quan tâm đến khu vui chơi, trường học,dịch vụ, giao thông tạo nên cho con người dân bao khổ cực không cần có như báo Tiền Phong đã đưa “khổ như chung cư cao cấp” nói về những khổ nhọc của người dân ở chung cư Keangnam - Hà Nội.

Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị bên cạnh do ảnh hưởng của khách quan là biến đổi khí hậu, nhưng chủ quan do việc quy hoạch và quản lý chưa tốt. Quy hoạch tuy đã được phê duyệt, nhưng còn hiện tược chạy theo lợi ích nhóm, xây dựng các nhà cao tầng trong khu đất vàng làm tăng mật độ dân cư quá mức dẫn đến ách tắc đô thị thường xuyên. Việc ao hồ, kênh mương không được khơi thông, lại còn bị lấn chiếm, dẫn đến phố xá luôn bị ngập, nhiều nơi phải đi đò trong phố khi mưa lớn.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức nặng nề, đó là: nhìn chung, nông dân thu nhập còn thấp, mức sống chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn quá manh mún, sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu, thiếu hệ thống và chiều sâu; phong cách kỷ luật lao động còn tùy tiện, chạy theo lợi nhuận trước mắt, ít quan tâm đến thương hiệu hàng hóa nông sản ổn định, đồng nhất, rõ ràng về xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Một con số biết nói được Hội ung thư Việt Nam công bố: Số ca mắc ung thư ở Việt Nam năm 2000 chỉ 69.000 người, đến năm 2010 lên tới 126.000 người. Năm 2015 là 150.000 người. Ước tính năm 2020 số ca mắc ung thư sẽ tăng lên khoảng 200.000 ca. Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh tử thần này là thực phẩm bẩn (chiếm 35%) do việc sử dụng thuốc BVTV và các chất cấm, các kháng sinh trong nông nghiệp.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nói cách khác, xây dựng nông thôn mới chính là thể hiện bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển gia trại, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp với quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ; giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất; giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản. Trước hết là kinh doanh lúa gạo, bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường.

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác, đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác.

Hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh.

Phát triển lâm nghiệp bền vững

Quy hoạch rõ ràng và có chính sách phát triển phù hợp các loại rừng: rùng sản xuất, rùng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng rừng được nâng cao. Nhà nước đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đồng thời đảm bảo cho người nhận khoán chăm sóc,bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, gắn trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư. Lấy nguồn thu từ rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng.
Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi hải sản, gắn với bảo đảm quốc phòngan ninh và bảo vệ môi trường biển.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, đảm bảo sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội bảo vệ môi trường.
Phát triểnđồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thóng đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn và xả lũ … phát triển nhanh nhanh các nguồn điện và hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đối với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triể. Hiện đại hóa thông tin - truyên thông và hạ tầng công nghiệp. Phát triển hệ thóng cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lí nước thải ở các đô thị.

Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị nông thôn mới.

Rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực tác động lan tỏa đến các vùng khác, đòng thời tạo điều kiện phát triển nhanh howncacs khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam , Tây Nguyên, Tây Bắc, và phía Tây các tỉnh Trung Bộ, một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ven biển, để hình thành một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển. Việc thực hiện các định hướng phát triển phải gắn với các giải pháp về ứng phó với biếu đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng để đảm bảo phát triển bền vững.

Phát triển đô thị:

Đổi mới cơ chế chính sách, nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển đô thị. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường gồm một số thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ, liên kết và phân bổ hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển.

Xây dựng nông thôn mới:

Quy hoạch, phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn những nét đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi dể khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm.

Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.

Hướng trọng tâm hoạt động khoa học và công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.

Từ những chính sách mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đã đưa lại những mô hình rất triển vọng:
Không chỉ xây dựng hạ tầng khang trang, khu vực ngoại thành đang bật lênnhững mô hình mới với nhiều triển vọng, xuất ngày càng nhiều điển hình làm giàu từ nông nghiệp.

Tại huyện Mê Linh, đã có 225 hộ được UBND huyện chấp thuận chủ trương và phê duyệt phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồn,g, vật nuôi. Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Xuân Quang đánh giá: Thu nhập của các gia đình sau chuyển đổi nuôi trồng thủy sản đạt hơn 500 triệu đồng /ha/năm,trồng cây ăn quả đạt 350 - 400 triệu đồng/ha/năm, chăn nuôi đạt 500triệu đồng /ha/ năm... Tiêu biểu như gia đình anh Ngô Văn Thuận ở thôn phù trì ( ở xã Kim Hoa, huyện Mê Linh) đã tiên phong thuê đất chuyển đổi sản xuất từ lúa sang cây ăn quả đặc sản như:Bưởi, cam... để nâng cao giá trị, anh đã chủ động học tập, áp dụng công nghệ, tạo ra các loại trái cây có hình thức lạ mắt như: Bưởi hồ lô, bưởi hình thỏi vàng, khắc chữ trên trái cây.. với mô hình này đã mang lại nhiều thành công.

Với huyện Thanh Trì, nhiều nông dân lại gặt hái bởi mô hình trồng rau thủy canh dc triển khai với quy mô 2.600m2, bước đầu cho hiệu quả tương đương với mô hình ở Đà Lạt (Lâm Đồng)... Còn tại vùng đất “chân chim bóng núi” huyện Mỹ Đức lại hứa hẹn với mô hình sản xuất nấm công nghệ cao do doanh nghiệp địa phương mạnh dạn lắp đặt dây chuyền nhập từ nước ngoài, với khoản đầu tư hàng chục tỉ đồng... Huyện Gia Lâm cũng hấp dẫn khôngkém với mô hình nuôi giun quế ở xã Phù Đổng giúp giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bò sữa và tạo thu nhập khá cho nông dân.

Từ những mô hình “mắt thấy tai nghe” ấy, nhiều nông dân đã nỗ lực học hỏi, ứng dụng vào thực tiền. Ngoài sự cố gắng, năng động, sáng tạo của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp..., vai trò định hướng, cổ vũ, hỗ trợ thiết thực của thành phố và chính quyền các cấp đã tạo nên toàn cảnh bức tranh phát triển củ Thủ đô. Để tạo thuận lợi cho nông dân và các thành phần kinh tế, thành phố Hà Nội đã ban hành và triển khai nhiều nghị quyết, đề án, dự án; đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ trực tieps cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Riêng với Chương trình xây dựng nông thôn mới, chỉ tính từ năm 2016 đến nay, tổng kinh phí huy động cho nông thôn mới toàn thành phốđạt hơn 15.615 tỷ đồng.

Hiện nay nhiều thành phố ở nước ta đang muốn xây dựng thành phố thông minh. Vì mô hình thành phố thông minh có thể giúp cho các thành phố lớn giải quyết được không ít các tồn tại gây bức xúc xã hội hiện nay. Vậy thế nào là thành phố thông minh?
Trước hết muốn xây dựng thành phố thông minh thì phải có hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông sẵn sàng, gồm cả hạ tầng không dây. Đây là những điều kiện cần thiết, vì việc kết nối thông tin không chỉ giữa con người với con người mà còn kết nối giữa con người với vạn vật như: giao thông thông minh, điện thông minh, và tòa nhà thông minh…

Ví dụ ứng dụng công nghệ để giúp giảm ùn tắc giao thông, quản lý lưu lượng xe lưu thông trên đường từ đó biết được số “điểm nóng” tắc đường, điều chỉnh đèn tín hiệu, phân luồng… thu phí thông minh tại các tuyến đường hay bị tắc vào giờ cao điểm. Có thể nếu đivào giờ cao điểm thì phải trả phí cao hơn, còn sau giờ cao điểm có thể không thu phí, hoặc thu thấp hơn. Để làm được điều đó thì phải có hệ thống camera và hệ thống cảm biến tự trừ tiền qua thẻ tín dụng được lắp trên xe. Có thể áp dụng các modul có kết nối 3G hoặc 4G với xe máy, ô tô để giúp quản lý lưu lượng xe, phòng chống mất cắp, giải quyết trường hợp tai nạn. Cũng có thể gắn cảm biến vào lốp xe đểcảnh báo số kilomet mà xe đã chạy, từ đó khuyến cáo chủ phương tiện thay lốp xe đúng định kỳ, tránh tai nạn do nổ lốp có thể xảy ra (theo kinh nghiệm của Nhật Bản).

Thành phố thông minh cũng có thể ứng dụng công nghệ xây dựng hạ tầng thông minh cung cấp nước sạch, cung cấp điện, chiếu sáng đô thị, thu gom xử lý rác thải, chống thực phẩm bẩn.v.v…

Việc áp dụng công nghệ thông minh giúp cơ quan quản lý và người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc các sản phẩm. Các sản phẩm này muốn bán được ở các siêu thị phải tuân thủ theo quy trình. Người tiêu dùng chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc tại siêu thị buộc có thiết bị scan sản phẩm, phần mềm hiển thị nguồn gốc cua sản phẩm đó được nuôi trồng ở trang trại nào vùng nào và có đảm bảo quy trình hay không? Muốn vậy phải xây dựng công nghệ điện toán đám mây và triển khai đến tận trang trại, hộ nông dân,

Về xử lý rác thải có thể chọn thùng thu gom rác thông minh, kết nối với trạm thông tin của Công ty thu gom rác qua mạng 3G, 4G. Thùng rác này có công nghệ nén rác tự động và phân loại rác, khi thùng đầy tự động báo về trung tâm, người điều hành nhận biết qua hệ thống và điều xe đến thu gom rác.
Tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông khiến cho việc liên lạc đại chúng dựa trên cơ sở từng cá nhân trở nên đơn giản để có thể thực hành dân chủ thực sự tại mọi cấp. Trong thế giới ảo, nhiều cộng đồng mới đã hình thành do dễ dàng trao đổi quan điểm và ý kiến giữa các thành viên của các cộng đồng.

Một lĩnh vực tiến bộ công nghệ nữa là khoa học công nghệ sinh học. Sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin mang tới cho chúng ta một cuộc cách mạng về bản đồ gen, điều được các nhà khoa học cho rằng có thể dẫn tới việc chữa trị được những căn bệnh rất khó điều trị như HIV, ung thư và nhiều bệnh khác. Nhờ đó loài người sẽ có thể sống lâu hơn mà không phải chịu ốm.

Vì vậy, thành phố cần chớp mọi cơ hội nhằm đẩy mạnh chiến dịch thông minh của chính mình.

Thứ nhất là tạo ra một mạng bưu chính viễn thông tốc độ cao.

Thứ hai là bãi bỏ các quy định lỗi thời có thể cản trở sự phát triển của thương mại điện tử và ban hành các quy định điều tiết hợp lý quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ ba là tạo ra một chính phủ điện tử.

Thứ tư là tăng cường phát triển nguồn lực con người để đáp ứng các nhu cầu lớn hơn về chuyên gia công nghệ thông tin. Sự đổi mới và tích lũy tri thức khoa học đã làm cho tri thức trở thành nhân tố sản xuất chủ yếu.

Như trên đã trình bày, cho thấy thành phố thông minh rất ưu việt và thuận lợi cho mọi người. Muốn trở thành thành phố thông minh, thành phố cần phải có:

- Giao thông thông minh

- Hạ tầng thông minh

- Điện thông minh

- Tòa nhà thông minh

Đồng thời người dân cũng phải thông minh hơn, phải am hiểu về công nghệ thông tin và các kiến thức về kinh tế xã hội. Các cơ quan quản lý cũng phải có được các trình độ tương ứng. Nếu không có con người thông minh thì cũng khó có thành phố thông minh./.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển công trình xanh là đảm bảo cho phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới