Thứ sáu, 26/04/2024 06:18 (GMT+7)

Philippines hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của bão Mawar

Hải Đăng -  Thứ hai, 29/05/2023 11:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Siêu bão Mawar hiện đang di chuyển đến gần Philippines với sức gió lên đến 225 km/h.

Ngày 28/5, Cục Quản lý thiên văn, địa vật lý và khí quyển Philippines cảnh báo mặc dù bão Mawar đã suy yếu khi di chuyển hướng về Philippines, song các tỉnh trên đảo Luzon nằm phía Bắc và khu vực miền Trung của Philippines vẫn phải hứng chịu mưa lớn trong vài ngày tới, có nguy cơ xảy ra ngập lụt và lở đất. 

Các nhà dự báo thời tiết nhận định, bão Mawar nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào phía Bắc Philippines và sau đó tiếp tục di chuyển về phía Nhật Bản. Cơn bão có thể gây ra mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và gió giật mạnh trong ngày 29/5.

Do ảnh hưởng của bão, một số vùng ở Philippines như thành phố Catarman ở  tỉnh Bắc Samar, thành phố Cotabato ở vùng Bangsamoro… đã hứng chịu các trận mưa, ngập lụt lớn. Nhiều ngôi nhà chìm trong nước, cây cối bị đổ; giao thông tại một số khu vực bị gián đoạn. Một số chuyến bay đi và đến Manila, Cebu… cũng như các tuyến tàu biển đã phải tạm ngưng hoạt động. Tại tỉnh Cagayan, chính quyền địa phương yêu cầu các gia đình có nhà xây dựng kiên cố và các nhà thờ sẵn sàng chuyển thành nơi sơ tán cho người dân chịu ảnh hưởng của bão.

tm-img-alt
Mưa lớn ở Manila trước khi siêu bão đổ bộ. (Ảnh: Philstar)

Ông Diego Mariano, Chánh Văn phòng Trung tâm giám sát chung phòng vệ dân sự, cho biết chính quyền một số địa phương đã bắt đầu sơ tán người dân tại các khu vực có nguy cơ lũ lụt trên đảo Luzon và khu vực miền Trung Philippines để phòng chống bão.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã tuyên bố chính phủ Philippnes đang liên hệ chặt chẽ với chính quyền các địa phương, đặc biệt ở Bắc Luzon, để đối phó với "siêu bão". Chính phủ Philippnes đã chuẩn bị sẵn hàng cứu trợ trị giá gần 2 tỷ peso cũng như các thiết bị lọc nước, máy phát điện, hệ thống liên lạc khẩn cấp, lều bạt…

Các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ thuộc quân đội Philippines hiện đang ứng trực, sẵn sàng các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai. Hơn 7.900 quân nhân được điều động vào lực lượng phản ứng nhanh đầu tiên; hơn 2.500 phương tiện, 20 máy bay, 265 tàu thuyền của quân đội sẵn sàng ứng phó thiên tai. Cơ quan quản lý, giảm nhẹ thiên tai quốc gia Philippines cũng đã chuẩn bị phương tiện và các đội cứu hộ.

Bộ Y tế Philippines ra hàng loạt khuyến cáo người dân ứng phó với "siêu bão", gồm thường xuyên kiểm tra, làm theo hướng dẫn của các hệ thống cảnh báo sớm thiên tai khu vực; gia cố nhà cửa; sẵn sàng sơ tán đến các khu vực cao hơn; chuẩn bị lương thực, quần áo, các vật dụng thiết yếu trong trường hợp khẩn cấp…

Dự kiến, bão Mawar sẽ suy yếu dần và có khả năng di chuyển chậm hoặc gần như không di chuyển vào ngày 30/5 khi đi qua vùng biển phía Đông Batanes, tỉnh cực Bắc của Philippines, trước khi di chuyển theo hướng Bắc hoặc Bắc - Đông Bắc vào giữa ngày 31/5. 

Trước đó, bão Mawar đã đổ vào vùng lãnh thổ Guam thuộc Mỹ. Đây được xem là cơn bão lớn nhất trong 20 năm nay ở Guam, làm mất điện cơ sở trên diện rộng và gây thiệt hại nhiều về cơ sở vật chất tại đây.

Trước khi vào Philippines, bão Mawar đã quét qua đảo Guam trên Thái Bình Dương, với sức gió 240 km/h. Đây hiện là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào hòn đảo này trong năm nay.

Philippines được coi là quốc gia hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới nhất trên thế giới khi nước này ghi nhận khoảng 20 cơn bão đổ bộ mỗi năm.

Bạn đang đọc bài viết Philippines hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của bão Mawar. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.