Thứ tư, 24/04/2024 18:15 (GMT+7)

Phối hợp điều tra, xử lý 47 tấn rác thải y tế tại Bình Dương

MTĐT -  Thứ năm, 27/08/2020 08:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ cơ sở là Bùi Thị Phượng khai nhận toàn bộ số tang vật trên đều được thu gom, mua lại là hàng phế phẩm ở các công ty, sau đó tập kết về để tổ chức gia công, phân loại, đóng gói bán cho đối tác.

Hàng nghìn găng tay y tế được tái chế chuẩn bị bán ra thị trường. (Ảnh: TTXVN)


Ngày 26/8, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương Trần Văn Tùng cho biết trong hơn 47 tấn găng tay, quần áo bảo hộ y tế phế phẩm, một số có dấu hiệu đã qua sử dụng bị thu giữ tại khu nhà trọ thuộc xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng có hơn 11 tấn găng tay, quần áo bảo hộ là rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Cục Quản lý thị trường tỉnh đang phối hợp cùng các ngành liên quan tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 24/8, Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì phối hợp các lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương kiểm tra một tụ điểm phân loại, sơ chế găng tay y tế tại khu dân cư vắng người ở thuộc xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng.

Đoàn kiểm tra phát hiện trong bốn dãy nhà trọ với khoảng trên 20 phòng trọ và một số nhà dân nhận gia công phân loại có chứa trên 47 tấn găng tay y tế nguyên liệu, thành phẩm cùng nhiều hàng hóa khác, trong đó có trên 36.500kg găng tay y tế phế phẩm đã qua sử dụng.

Một số đã phân loại (đang đóng thùng, 5 kg/thùng) và một số chưa phân loại có dấu hiệu đã qua sử dụng.

Vật tư y tế được tái chế chuẩn bị bán ra thị trường. (Ảnh: TTXVN)


Nhiều tang vật khác là nguyên liệu để tái chế găng tay y tế. Lực lượng chức năng cũng phát hiện 156.000 chiếc găng tay y tế đã tái chế, đóng vào 156 thùng carton, không ghi nhãn hàng hóa, chuẩn bị xuất bán; khoảng 11.000kg găng tay y tế, quần áo bảo hộ phòng dịch đã qua sử dụng là rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở là Bùi Thị Phượng (sinh năm 1986, thường trú tại phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) khai nhận toàn bộ số tang vật trên đều được thu gom, mua lại là hàng phế phẩm ở các công ty, sau đó tập kết về để tổ chức gia công, phân loại, đóng gói bán cho đối tác.

Bùi Thị Phượng chưa xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh găng tay y tế tại địa điểm trên.

Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết riêng đối với 11 tấn rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh, Đoàn kiểm tra đã thuê xe chuyên dùng vận chuyển đến một công ty xử lý chất thải để bảo quản, chờ xử lý.

Ngoài ra, Cục Quản lý thị trường đã đề nghị cơ quan y tế địa phương khử khuẩn khu nhà trọ nói trên để phòng ngừa lây lan dịch bệnh./.

Theo Huyền Trang (TTXVN/Vietnam+)

Bạn đang đọc bài viết Phối hợp điều tra, xử lý 47 tấn rác thải y tế tại Bình Dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.