Thứ sáu, 29/03/2024 15:56 (GMT+7)

Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu qua vệ tinh trái đất

MTĐT -  Chủ nhật, 21/10/2018 11:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chính phủ Việt Nam đã chính thức triển khai dự án “Phòng chống Thiên tai và Biến đổi Khí hậu sử dụng Vệ tinh Quan sát Trái đất”.

Thông tin từ Phó Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Ryutaro Kobayashi, Chính phủ Việt Nam đã chính thức triển khai dự án “Phòng chống Thiên tai và Biến đổi Khí hậu sử dụng Vệ tinh Quan sát Trái đất” nằm trong kế hoạch “Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ đến năm 2020”, Việt Nam sẽ tự chế tạo và sở hữu vệ tinh vào năm 2020.

Trong khuôn khổ Dự án, các vệ tinh quan sát cảm biến radar sau khi phóng vệ tinh lên quỹ đạo, sẽ rút ngắn được thời gian lấy ảnh vệ tinh của Việt Nam từ 16 giờ xuống còn 6 giờ. Ngoài ra, việc này cũng giúp Việt Nam có được ảnh vệ tinh trên một vùng rộng lớn hơn nhiều bao gồm cả trên biển một cách linh hoạt và phù hợp. Việc sở hữu những vệ tinh này giúp Việt Nam chụp được ảnh vệ tinh theo yêu cầu của người sử dụng cuối cùng ở độ phân giải cao hơn nhiều lên tới 1m so với độ phân giải trung bình hiện thời là 5m.

Việt Nam có bờ biển trải dài 3.400km, có nhiều đồng bằng rộng lớn nên là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đang đứng trước nguy cơ bị xói mòn bờ biển, bờ sông và xâm nhập mặn do nước biển dâng. Những năm gần đây, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra như lũ lụt, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng, ngoài thiệt hại về người, thì thiệt hại về kinh tế chiếm khoảng 1 – 1,5% GDP mỗi năm.

Cảm biến radar vệ tinh sẽ rút ngắn được thời gian lấy ảnh vệ tinh của Việt Nam từ 16 giờ xuống còn 6 giờ (Hình ảnh mô phỏng vệ tinh).

Bên cạnh đó, các thảm họa môi trường do rò rỉ dầu từ các tai nạn của tàu chở dầu thường xuất hiện ven bờ biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nghề cá. Vấn đề cấp bách là cần xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng nhằm thu được liên tục các dữ liệu cảm biến từ xa thông qua vệ tinh để quản lý thiên tai, nhờ đó tăng cường và thiết lập được hệ thống cảnh báo sớm giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, đồng thời quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường của quốc gia.

Phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ việc chế tạo, phóng vệ tinh quan trắc, xây dựng trạm mặt đất, đào tạo nguồn nhân lực... nguồn vốn vay để thực hiện dự án đã được Chính phủ Việt Nam và JICA ký kết từ năm 2011, sau tuyên bố chung của Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản về việc ưu tiên hợp tác về khoa học và công nghệ trong ngành công nghiệp vũ trụ. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm cơ quan chủ quản và Trung tâm Vũ trụ Quốc gia làm cơ quan thực hiện dự án.

Đối với Chương trình Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu qua vệ tinh trái đất, ông Ryutaro Kobayashi cho biết, dữ liệu phong phú thu được từ vệ tinh có thể giúp ích trong giải quyết nhiều vấn đề về biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai mà các nước đang phát triển gặp phải. Ngoài ra, việc phát triển công nghệ vũ trụ đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp 4.0.

Theo KTĐT

Bạn đang đọc bài viết Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu qua vệ tinh trái đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.