Thứ năm, 14/11/2024 16:02 (GMT+7)

Phóng sự ghi chép: Môi trường rừng bị hủy hoại do đâu?

Kim Đồng - Phúc Nội -  Thứ ba, 04/05/2021 14:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phải chăng có sự yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát về quản lý, bảo vệ rừng... Để rồi, nhận dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng ?.

Hiện nay, nhiều diện tích rừng đang dần mất đi một cách khó hiểu, đáng nói mất rừng lại xảy ra ngay trong những dự án nhận đất rừng,... Do đâu tồn tại tình trạng này, phải chăng có sự yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát về quản lý, bảo vệ rừng... Để rồi, nhận dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng ?.

Bài 1: Tan tác rừng... trong dự án!

Mặc dù nạn phá rừng đã và đang ngày càng ít dần, thế nhưng thực tế rừng “chảy máu” vẫn còn tồn tại và xảy ra ở nhiều khu vực, trong đó có Tây Nguyên. Đáng nói, những diện tích rừng bị mất đi vô tội vạ này lại xảy ra trong dự án nhận đất rừng,... Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!

Dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng, mất đất

Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở nước ta đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Độ che phủ chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Đáng nói, theo Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 - 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11% và 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt, trong đó phần lớn là các dự án phát triển kinh tế. Năm 2019, riêng phá rừng đã phát hiện 1.179 vụ, tăng trên 16% so với năm 2018, vận chuyển động vật hoang dã tăng 21%.
Trước tình hình trên, Chính phủ đã có chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Theo đó tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 39,7% năm 2011 lên 42% năm 2020. Có thể nói, các Chính sách giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, doanh nghiệp là giải pháp mang tính đột phá cho việc chăm lo giữ rừng, trồng rừng cũng như nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển ngành lâm nghiệp chưa thật sự rõ nét. Việc giữ rừng tự nhiên ở một số khu vực chưa hiệu quả. Đáng nói, tình trạng các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,... nhận dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng còn tồn tại gây thiệt hại về lâm sản và thiệt hại về môi trường.

Thực trạng này tồn tại ở nhiều địa phương, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên và trở thành vấn nạn đáng lo ngại. Bởi, số chủ rừng rất lớn nhưng hiệu quả quản lý thì đi xuống. Doanh nghiệp được giao rừng bỏ bê trách nhiệm bảo vệ và báo cáo thiệt hại, chính quyền thì lảng tránh tình trạng xâm hại rừng dẫn đến việc mất rừng diễn ra nhiều năm.

Mới đây, dư luận đặc biệt quan tâm trước vụ việc, có tới 438ha rừng và đất rừng ở tiểu khu 9 xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo, Đắk Lắk) được giao cho một doanh nghiệp thực hiện dự án trồng cao su. Thế nhưng hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động này chưa thấy đâu thì toàn bộ diện tích rừng và đất rừng được giao bị mất trắng...

Được biết, vào năm 2009, UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho Công ty TNHH Hoàng Nguyễn 438ha rừng và đất rừng (trong đó có 75ha rừng phải bảo vệ) để làm dự án trồng rừng kinh tế bằng cây cao su... Tuy nhiên, từ thời điểm nhận dự án Công ty này không thực hiện được dự án theo kế hoạch. Đến năm 2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định thu hồi dự án để giao về cho địa phương quản lý. Thế nhưng, khi đưa ra quyết định thu hồi, UBND tỉnh Đắk Lắk cho địa phương quản lý mới vỡ lỡ sự việc toàn bộ diện tích đất và rừng đã không “cách mà bay”.

Theo Thống kê của cơ quan chức năng liên quan thì có tới 415ha đã bị lấn chiếm, mua bán, bàn giao trái quy định; chỉ còn hơn 20ha ở những vùng đất xấu không canh tác được... Trong đó, nghiêm trọng hơn, 75ha rừng có trước đó cần được quản lý, bảo vệ đã bị mất trắng...

Nạn phá rừng đã và đang ngày càng ít dần, thế nhưng thực tế rừng “chảy máu” vẫn còn tồn tại và xảy ra ở nhiều khu vực, trong đó có Tây Nguyên.

Nhiều cán bộ kiểm lâm bị kiểm điểm, kỷ luật do thiếu trách nhiệm

Tại Lâm Đồng, tình trạng để mất doanh nghiệp để mất rừng cũng tồn tại, gây thiệt hại nghiêm trọng. Điển hình như: Công ty TNHH Khánh Vân nhận đầu tư Dự án “Nuôi cá nước lạnh kết hợp quản lý bảo vệ rừng” tại xã Đạ Nhim, Lạc Dương, Lâm Đồng với quy mô 175 ha. Tuy nhiên, Công ty này đã không thực hiện dự án theo tiến độ, sang nhượng lại dự án trên cho đơn vị khác, đặc biệt để mất hơn 12 ha rừng thông tự nhiên đầu nguồn tại 11 lô, tổng khối lượng thiệt hại trên 3.550 m3 gỗ, giá trị thiệt hại lên tới gần 11 tỉ đồng...

Về vụ việc trên, tồn tại cán bộ yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát về quản lý, bảo vệ rừng... Cụ thể, trước đó ngày 5/3/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm, vi phạm liên quan đến dự án do Công ty TNHH Khánh Vân (Công ty Khánh Vân) làm chủ đầu tư tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương. Liên quan vụ việc trên, vào tháng 12/2020, 11 cán bộ kiểm lâm bị kiểm điểm, kỷ luật do thiếu trách nhiệm trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, báo cáo các vụ vi phạm tài nguyên rừng tại dự án của Công ty TNHH Khánh Vân.

Một vụ phá rừng do Doanh nghiệp nhận dự án nhận đất rừng nhưng để mất rừng.

Được biết, Công ty TNHH Khánh Vân được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án “Nuôi cá nước lạnh kết hợp quản lý bảo vệ rừng” tại xã Đa Nhim với quy mô 175 ha, trong đó có 145 ha rừng thông 3 lá tự nhiên, 5 ha đất được khai phá để nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm... Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện dự án trên, Công ty này đã không thực hiện dự án theo tiến độ, sang nhượng lại dự án trên cho đơn vị khác, đặc biệt để mất hơn 12 ha rừng thông tự nhiên đầu nguồn tại 11 lô, tổng khối lượng thiệt hại trên 3.550 m3 gỗ, giá trị thiệt hại lên tới gần 11 tỉ đồng...

Còn tiếp....

Bạn đang đọc bài viết Phóng sự ghi chép: Môi trường rừng bị hủy hoại do đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới