Thứ ba, 19/03/2024 17:08 (GMT+7)

Phúc Thọ, Hà Nội: Bỏ qua lời "kêu cứu" của doanh nghiệp? Bài 3

Trần Lan - Tào Thủy -  Thứ hai, 17/01/2022 16:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần một tháng trôi qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội cố tình "im lặng" trước thông tin báo chí về việc quản lý đất đai, môi trường và lời "kêu cứu" từ doanh nghiệp.

Lời "kêu cứucủa doanh nghiệp có được Cấp ủy, Chính quyền huyện Phúc Thọ quan tâm?

Trong 02 bài viết ra ngày 10/12/2021( https://www.moitruongvadothi.vn/phuc-tho-ha-noi-doanh-nghiep-keu-cuu-a93981.html) và bài viết ra ngày 14/12/2021 (https://www.moitruongvadothi.vn/vong-xuyen-phuc-tho-chinh-quyen-co-dang-lam-sai-a94212.html, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận lời “kêu cứu” của ông Đoàn Văn Lâm, ở thôn Bảo Lộc 3, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội về việc: xin các cấp chính quyền huyện Phúc Thọ tạm dừng cưỡng chế, tháo dỡ xưởng sản xuất thành phẩm gỗ ép rộng 4.800 m2 của gia đình ông, tạo điều kiện để đơn vị được sản xuất đến hết tết nguyên đán năm 2022.

        Chủ doanh nghiệp bức xúc cách làm việc của cán bộ huyện Phúc Thọ và Chủ tịch xã Võng Xuyên, khi bắt doanh nghiệp phải thực hiện tháo dỡ nhà xưởng xây dựng kiên cố hàng trăm tỷ đồng, đẩy công nhân thất nghiệp ngay trước tết nguyên đán cận kề.

Căn nguyên của sự việc xin được bám theo hồ sơ mà ông Đoàn Văn Lâm cung cấp và nội dung làm việc của PV với cấp Đảng ủy, chính quyền xã Võng Xuyên:  năm 2001, gia đình ông Lâm là một trong những hộ được giao thầu, đấu thầu, nhận khoán với xã Võng Xuyên để cải tạo sản xuất nông nghiệp. Hợp đồng được ký ngày 6/11/2001 tại UBND xã Võng Xuyên với nội dung: Giao khoán sử dụng mặt bằng để sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian 01 năm (từ ngày 06/11/2001 đến 06/11/2002).

tm-img-alt
Hợp đồng giao khoán sử dụng đất được ông Đoàn Văn Lâm ký với UBND xã Võng Xuyên năm 2001

Hết hợp đồng, gia đình ông vẫn sử dụng mặt bằng để sản xuất nông nghiệp và sản xuất gạch nung. Đến năm 2011, thực hiện Văn bản số 10007/UBND -XD ngày 19/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc "Thí điểm công nghệ xử lý khói lò gạch nung", ông Đoàn Văn Lâm được UBND huyện Phúc Thọ ký "Phê duyệt Đề án sản xuất gạch đất nung có hệ thống xử lý khói thải không gây ô nhiễm môi trường".

Nhưng có một điều lạ là: Hợp đồng giao khoán sử dụng mặt bằng để sản xuất vật liệu xây dựng đã hết thời hạn từ ngày 6/11/2002 đến 30/9/2012. Nhưng không hiểu vì lý do gì UBND xã Võng Xuyên lại không thực hiện việc thu hồi đất, trả lại mặt bằng như đã ký, mà UBND xã Võng Xuyên và huyện Phúc Thọ vẫn tạo điều kiện cho gia đình ông Lâm tiếp tục sản xuất lò gạch và cho chuyển đổi mô hình hoạt động, thu tiền thuê đất đều đặn ngoài hợp đồng suốt thời gian đó.

tm-img-alt
Hợp đồng giao, nhận khoán đất công để sản xuất nông nghiệp được Chủ tịch UBND Võng Xuyên Khuất Văn Thảo ký với ông Đoàn Văn Lâm năm 2012.

Ngày 1/10/2012, ông Khuất Văn Thảo - Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên (nay là Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch HĐND) tiếp tục ký Hợp đồng giao, nhận khoán 6.250m2 đất công để sản xuất nông nghiệp từ ngày 1/10/2012 đến ngày 30/9/2017. Mức thu và thanh toán hoa lợi rất thấp 971kg cá/ năm ( theo tiêu chuẩn: 35% cá thức loại 1 còn 65% cá mè các loại).

Mặt khác, UBND xã Võng Xuyên và UBND huyện Phúc Thọ lại cho doanh nghiệp hoạt động, sản xuất lò gạch trái với mục đích thuê đất theo hợp đồng. Đồng thời, ký nhiều Quyết định: Phê duyệt Đề án sản xuất gạch đất nung có hệ thống xử lý khói thải không gây ô nhiễm môi trường, lò úp vung...  và thu tiền thuê đất khi hợp đồng đã hết thời hạn.

tm-img-alt

Việc làm này của Lãnh đạo xã Võng Xuyên cũng như UBND huyện Phúc Thọ đã vô hình chung thúc đẩy, cổ súy cho việc làm sai của doanh nghiệp. Dẫn đến việc doanh nghiệp không nhìn ra cái sai của chính mình để khắc phục, điều chỉnh và có hướng đầu tư phù hợp, đúng pháp luật.

Để rồi hậu quả đáng tiếc xảy ra, khi 4.800m2 nhà xưởng của doanh nghiệp đầu tư, xây dựng hàng chục tỷ đồng kêu gọi góp vốn từ các cổ đông khác, đang đi vào hoạt động sản xuất buộc phải thực hiện lệnh cưỡng chế thu hồi theo Quyết định của huyện Phúc Thọ. Đẩy công nhân vào tình trạng thất nghiệp ngay trong lúc dịch bệnh khó khăn, doanh nghiệp thì đứng trên bờ vực phá sản... Và không biết phải xoay sở thế nào để đền những đơn hàng đang còn dang dở  khi đã ký kết hợp đồng.

Cực chẳng đã, gia đình ông Lâm nhiều lần gửi đơn kiến nghị,  "kêu cứu" tới Lãnh đạo Huyện ủy Phúc Thọ; Lãnh đạo UBND huyện Phúc Thọ và UBND xã Võng Xuyên xin được dời ngày cưỡng chế, tháo dỡ nhà xưởng, tạo điều kiện cho đơn vị được sản xuất đến hết tết nguyên đán năm 2022, để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp. Sau đó ông Lâm cam kết xin tự nguyện tháo dỡ.

tm-img-alt
Cơ sở sản xuất của ông Đoàn Văn Lâm là 1 trong 33 đơn vị buộc phải tháo dỡ trên địa bàn xã Võng Xuyên

Thế nhưng đến tận ngày 04/01/2022, ông Lâm mới nhận được Giấy mời của UBND xã Võng Xuyên về việc "trả lời đơn kiến nghị tiếp tục hoãn thời gian cưỡng chế khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính" theo công văn chỉ đạo số 422/VP ngày 15/12/2021 của UBND huyện Phúc Thọ. 

Qua hội nghị chiều ngày 05/01/2022 tại UBND xã Võng Xuyên, ngoài lời đề nghị khẩn thiết xin lùi thời gian tháo dỡ để doanh nghiệp hoàn thành nốt các đơn hàng còn dang dở với đối tác đã ký kết, giúp doanh nghiệp tháo gỡ bớt khó khăn..., thì đồng loạt ý kiến đại diện Bí thư chi bộ thôn Bảo Lộc 1 (ông Châu) và Trưởng thôn Bảo Lộc 1 (ông Lưu) đều lên tiếng đề nghị UBND xã Võng Xuyên và huyện Phúc Thọ "tạo điều kiện cho gia đình ông Lâm thêm thời gian tới hết quý I năm 2022"

Thế nhưng bỏ qua lời "kêu cứu" của doanh nghiệp, cũng như lời đề nghị của Bí thư chi bộ thôn Bảo Lộc 1 và Trưởng thôn Bảo Lộc 1, bà Ly - Phó Trưởng phòng TN&MT (đại diện UBND huyện Phúc Thọ) và Lãnh đạo xã Võng Xuyên vẫn quyết thực hiện cưỡng chế vào ngày 13,14 tháng 01 năm 2022.

Lý do được bà Ly - Phó Trưởng phòng TN&MT đưa ra là: "Việc vi Phạm của ông Lâm, Phòng TN&MT đã kiểm tra, đánh giá các khó khăn tháo dỡ. Phòng TN&MT huyện cũng đã đồng ý cho phép ông Lâm lùi thời gian theo báo cáo và đề nghị của UBND xã Võng Xuyên. Tuy nhiên, trong thời gian này ông Lâm lại mời Báo Môi trường và Đô thị Việt Nam vào cuộc viết bài phản ánh chính quyền có đang làm sai... Nên đề nghị ông Lâm phải tiến hành tháo dỡ vi phạm theo quyết định cưỡng chế buộc thực hiện".

tm-img-alt
Văn bản ghi nhận nội dung cuộc họp ngày 05/01/2022 tại UBND xã Võng Xuyên về việc giải quyết nội dung kiến nghị lùi thời gian tháo dỡ.

Qua ý kiến của bà Ly và Văn bản ghi nhận nội dung cuộc họp, khiến doanh nghiệp và dư luận không khỏi bức xúc về cách làm việc của Lãnh đạo xã võng xuyên và bà Ly - Phó trưởng phòng TN&MT huyện Phúc Thọ. Liệu những cán bộ này có đang thực sự công tâm trong việc giải quyết kiến nghị của chính người dân và doanh nghiệp? Việc làm này, liệu Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phúc Thọ có được thấu tỏ? 

UBND huyện Phúc Thọ và Trưởng phòng TN&MT huyện Phúc Thọ có đang cố tình "né tránh" báo chí?

Để trả lời rõ những thắc mắc của doanh nghiệp, cũng như kịp thời thông tin, chung tay cùng Đảng ủy, chính quyền huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội trong công tác chỉ đạo, quản lí đất đai, môi trường và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong lúc dịch bệnh Covid- 19 hoành hành, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tiếp tục vào cuộc.

Theo đó, ngày 15/12/2021, PV đã đặt lịch làm việc với UBND thành phố Hà Nội; Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. Đến ngày 17/12/2021, PV tiếp tục đặt lịch làm việc với Huyện ủy Phúc Thọ; UBND huyện Phúc Thọ... Để được xin tiếp cận thông tin nhằm làm rõ những nội dung liên quan.

tm-img-alt

Sau đó, Ban biên tập tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được Văn bản phúc đáp số: 4122/CP-VP từ UBND thành phố Hà Nội ký ngày 24/12/2021. Văn bản nêu rõ "Chuyển giấy giới thiệu nói trên đến UBND huyện Phúc Thọ xem xét,  xử lý theo thẩm quyền".

Thế nhưng, đã gần 1 tháng trôi qua, Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đặt giấy giới thiệu tại bộ phận văn thư và nhiều lần tha thiết gọi điện, nhắn tin xin lịch làm việc trực tiếp với ông Doãn Trung Tuấn- Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, cũng như liên hệ với ông Đoàn Văn Quyền - Trưởng phòng TN&MT (theo giấy chuyển nội dung làm việc của Lãnh đạo Huyện Phúc Thọ qua văn phòng xuống Phòng TN&MT làm việc và trả lời báo chí) nhưng đến nay vẫn không được hồi đáp.

Phải chăng UBND huyện Phúc Thọ và Trưởng phòng TN&MT đang cố tình né tránh báo chí và bỏ qua lời "kêu cứu" khẩn thiết từ doanh nghiệp? Cũng như chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội?

Công nhân xót xa, "chảy nước mắt" khi chứng kiến cảnh nhà xưởng bị tháo dỡ, nguy cơ thất nghiệp khó khăn trước dịch bệnh và tết cận kề.

Nói đến đây, chúng ta không khỏi nhắc, nhớ lại câu chuyện cách đây không lâu: Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã từng phải xót xa công bố các quyết định kỷ luật hành loạt các cán bộ đảng viên vi phạm tại Đảng bộ huyện Phúc Thọ.

Theo đó, ông Hoàng Mạnh Phú, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phúc Thọ, trong thời gian là Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ (từ năm 2015 đến tháng 9-2016) đã có sai phạm nghiêm trọng trong chỉ đạo, quản lý và thực hiện để xảy ra vi phạm tại một số dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện. Có dự án vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, để nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có cán bộ, đảng viên bị khởi tố và bắt tạm giam.

Các vi phạm của ông Hoàng Mạnh Phú đã tác động làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và cá nhân đồng chí.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định thi hành kỷ luật ông Hoàng Mạnh Phú bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Cũng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng là trường hợp của ông Nguyễn Huy Phúc, Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phúc Thọ.

Ông Phúc đã có sai phạm nghiêm trọng, trong công tác tham mưu không đúng, không đầy đủ, vi phạm các quy định của pháp luật dẫn đến những khuyến điểm, vi phạm của UBND huyện Phúc Thọ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và cá nhân.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cũng quyết định thi hành kỷ luật ông Doãn Trung Tuấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ (từ tháng 10-2016 đến nay) bằng hình thức khiển trách.

Ông Tuấn có khuyết điểm, thiếu trách nhiệm thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định đối với một số dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cũng kỷ luật khiển trách Nguyễn Việt Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ vì thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định đối với một số dự án đầu tư xây dựng; thiếu kiểm tra, không phát hiện cấp dưới được phân công phụ trách làm trái quy định.

Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Thường vụ huyện Phúc Thọ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về khuyết điểm nêu trên, kịp thời đề ra giải pháp chấn chỉnh, khắc phục; kiểm điểm, xem xét xử lý kỷ luật nghiêm đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm theo thẩm quyền.

Mong rằng với sự quyết liệt, nghiêm minh của mình, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội sẽ sớm vào cuộc chỉ đạo, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể vi phạm. Đồng thời làm rõ trách nhiệm cấp ủy,  chính quyền xã Võng Xuyên và huyện Phúc Thọ trong công tác quản lý địa phương  khi chậm trễ xử lý, ngăn chặn.  Để nhiều tỷ đồng của doanh nghiệp bị thiệt hại khi phải thực hiện cưỡng chế.

Đồng thời tạo cơ chế giúp doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ những nút thắt để phát triển một cách bền vững.

Bạn đang đọc bài viết Phúc Thọ, Hà Nội: Bỏ qua lời "kêu cứu" của doanh nghiệp? Bài 3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Nam khai thác và phát huy lợi thế từ đa dạng sinh học
Năm 2021, Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là địa phương đầu tiên thực hiện Đề án Thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Năm 2024, Quảng Nam tiếp tục là địa phương đầu tiên được chọn đăng cai các hoạt động về đa dạng sinh học.
Thẩm định kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên
Ngày 14/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025) của tỉnh Thái Nguyên.

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...