Thứ năm, 12/12/2024 01:16 (GMT+7)

Quá tải bãi rác Nam Sơn

Khánh Dung -  Thứ bảy, 04/09/2021 18:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là đô thị lớn nhất nhì cả nước với xấp xỉ 8 triệu dân, hằng ngày tại Hà Nội, lượng rác nói chung (rác sinh hoạt, rác thải rắn xây dựng, rác độc hại, rác công nghiệp…) thải ra môi trường rất lớn và ngày càng tăng.

tm-img-alt

Tại Hà Nội chỉ có hai khu xử lý chất thải chính: Nam Sơn và Xuân Sơn. Hiện nay, cả hai khu này đều đang quá tải. Do thiếu chỗ xử lý rác, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều áp lực và hệ lụy từ rác.

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/4/2014, Khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn có vị trí tại xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ thuộc huyện Sóc Sơn. Diện tích mở rộng đến năm 2020 là 157 ha; năm 2030 là 257 ha; năm 2050 là 280 ha.

Công suất thiết kế đến năm 2020 khoảng 4.500 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 6.000 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 7.000 tấn/ngày. Phạm vi phục vụ: Khu vực nội đô, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, các huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì). Riêng chất thải rắn công nghiệp phục vụ xử lý liên tỉnh (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên).

Đây là khu xử lý rác chủ yếu và quan trọng của TP. Hà Nội. Hiện tại, hàng ngày tại đây tiếp nhận khoảng 4.500-5.000 tấn rác sinh hoạt của các quận, huyện.

Giai đoạn 1 có diện tích 83,2 ha, vận hành từ năm 1997 và đóng bãi từ năm 2017; giai đoạn 2 diện tích trên 73,73 ha thực hiện từ 2014 do Ban quản lý Dự án các công trình đầu tư cấp nước môi trường thực hiện. Tuy nhiên dự án này đến nay chậm tiến độ 4 năm.

Huyện Sóc Sơn được TP. Hà Nội giao thực hiện Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường của Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (vùng bán kính 0-500m) quanh bãi rác. Dự án có hơn 2.000 hộ dân thuộc diện phải di dời với tổng diện tích đất khoảng 396ha, gồm cả đất nông nghiệp và đất ở. Đối với đất nông nghiệp tại hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ, huyện đã cơ bản hoàn thành công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Đối với đất ở, tiến độ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn chậm do quá trình đo đạc, kiểm đếm tài sản trên đất, lên phương án bồi thường.

tm-img-alt
Mặc dù, bãi rác Nam Sơn được coi là bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh, sử dụng công nghệ xử lý nước rác hiện đại tiên tiến trên thế giới nhưng các công nghệ của nước ngoài áp dụng tại Việt Nam phần lớn đều không hiệu quả vì không phù hợp với đặc thù rác thải phức tạp, chưa phân loại đầu nguồn.
tm-img-alt
Vì vậy khả năng gây ô nhiễm từ bãi rác là không thể tránh khỏi. Nước rỉ rác có thể bị rò rỉ qua các đường ống gom, thấm lọc qua các lớp lót khi thiết kế không tốt hoặc khi bị quá tải tại các ô chứa. Ngoài ra, nước rỉ rác còn có thể thoát ra ngoài môi trường qua nước mưa, nhất là từ các hố chôn cũ lấp đã đóng cửa.
tm-img-alt
Bãi rác Nam Sơn hiện nay do Công ty TNHH một thành viên môi trường độ thị Hà Nội - Chi nhánh Nam Sơn. Bãi rác Nam Sơn quản lý được thành lập từ năm 1999 và đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 85 ha, công suất xử lý 4.200 tấn rác/ngày đêm, hoạt động 24/24h.
tm-img-alt
Như vậy, theo cách phân loại căn cứ vào quy mô bãi rác thì có thể xếp bãi rác Nam Sơn vào loại bãi rác rất lớn. Căn cứ theo cấu trúc bãi chôn lấp rác thải Nam Sơn thuộc loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế để đổ rác thải vào sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất.
tm-img-alt
Theo chức năng có thể bãi rác Nam Sơn có thể được xếp vào loại bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị với toàn bộ lượng rác thải đô thị được vận chuyển tới bãi để xử lý.
tm-img-alt
Rác thải được vận chuyển từ các quận, huyện nội ngoại thành lên BCL phải qua cân điện tử để xác định tổng khối lượng xe và chất thải. Sau đó rác được chuyển đến ô chôn lấp và đổ theo sự hướng dẫn của công nhân điều hành ở bãi.
tm-img-alt
Sau khi đổ rác, xe chở rác bắt buộc phải qua bể rửa gầm và bánh xe, trạm rửa thành xe và quay trở lại trạm cân xác định tải trọng xe (qua đó xác định được khối lượng rác thải = tổng khối lượng - tải trọng), kiểm tra xác nhận hết rác, qua chốt kiểm tra vệ sinh rồi rời khỏi bãi rác. Từ khâu vận chuyển về bãi và xử lý nước rỉ rác theo đúng quy trình công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường.
tm-img-alt
Bãi rác Nam Sơn nằm ở vùng đồi thấp, phần lớn là thung lũng, có hồ nhỏ và sạch chảy qua để tiêu nước mưa và cấp nước sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết các hồ ao đều khô cạn. Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2 m và trên đồi là 7 m. Mực nước mặt vào mùa mưa là từ + 8 m đến 11,5 m. Hướng của dòng chảy nước mặt chủ yếu chảy từ Đông sang Tây.
tm-img-alt
Với môi trường không khí, khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động diễn ra tại bãi rác, khí hậu tại đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, phân biệt thành hai mùa mưa và khô rõ rệt, gió cũng tương đối ổn định, khí sinh ra quá trình phân hủy rác thải và nước rỉ rác được thu gom nhờ hệ thống ống dẫn, các chỉ tiêu về chất lượng không khí tại khu vực ô chôn lấp và khu vực xung quanh đều đạt tiêu chuẩn.
tm-img-alt
Với môi trường đất tại khu vực bãi rác thành phần, cấu tạo không thay đổi so với trước khi có bãi rác, hệ số thấm và các chỉ tiêu của đất đều đạt tiêu chuẩn quy định
tm-img-alt
Về kết quả điều tra, khảo sát đo độ dẫn điện (EM) khu vực bên ngoài bãi rác Nam Sơn: cho thấy môi trường đất tại khu vực bãi rác có độ dẫn thấp dao động trong khoảng 5 - 30 mSm, tương đương với các giá trị điện trở 200 - 20 Ωm. Kết hợp các tài liệu đo đạc ngoài thực địa cho thấy có sự lan truyền các kim loại nặng ra quanh bãi rác Nam Sơn.
tm-img-alt
Từ kết quả phân tích mẫu nước của PGS. TS. nguyễn Văn Giảng, Viện Vật lý Địa cầu cho thấy: Môi trường nước gần bãi rác thải Nam Sơn bị ô nhiễm, kết quả phân tích cho thấy hàm lượng một số kim loại năng vượt ngưỡng cho phép.
tm-img-alt
Trong thời gian qua, người dân một số quận của Hà Nội đã phải chịu một bầu không khí ô nhiễm do rác thải tồn đọng ở nhiều tuyến đường. Ảnh TL: Rác thải bủa vây Hà Nội sau 3 ngày bãi rác Nam Sơn đóng cửa (ảnh chụp ngày 16/7/2020).
tm-img-alt
Nguyên nhân là do người dân chặn lối vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn) để phản đối mùi ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của họ. Đáng nói đây không phải lần đầu tiên Hà Nội ở vào tình cảnh này.
Bạn đang đọc bài viết Quá tải bãi rác Nam Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những hình ảnh tan hoang trên đảo Cát Bà sau bão số 3
Cát Bà - đảo ngọc du lịch của Hải Phòng bị cô lập với đất liền, bị mất điện, nước, giao thông, liên lạc 3 ngày qua, kể từ khi bão số 3 tiến vào. Phải tới 12 giờ trưa 9/9, chuyến phà đầu tiên mới giúp người bên ngoài cảm nhận về hậu quả bão ở hòn đảo này.
Những dòng sông chết chảy quanh Hà Nội
Dù đã xả nước dẫn dòng chảy, nằm cạnh nhà máy xử lý chất thải hay được đầu tư cả trăm triệu USD để cải thiện, những con sông chảy quanh Hà Nội như Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Nhuệ... vẫn ô nhiễm nặng, ngày đêm nước đen ngòm.

Tin mới