Thứ sáu, 29/03/2024 13:39 (GMT+7)

Quản lý chặt dự án có nguy cơ xấu đến môi trường

MTĐT -  Thứ hai, 26/10/2020 08:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vấn đề phân loại dự án đánh giá tác động môi trường; phân loại rác thải, thu phí rác thải… là những nội dung chính được các đại biểu (ĐB) QH quan tâm thảo luận.

Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nguyễn Nam

Một trong 2 phương án của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình, đó là chỉ những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, sáng 24-10, Quốc hội (QH) thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Vấn đề phân loại dự án đánh giá tác động môi trường; phân loại rác thải, thu phí rác thải… là những nội dung chính được các đại biểu (ĐB) QH quan tâm thảo luận.


Giảm thủ tục hành chính

Liên quan đến quy định về đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường cho phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), Luật Xây dựng, trong phần trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Phan Xuân Dũng cho biết dự thảo luật vẫn để 2 phương án.

Phương án 1, tất cả dự án đầu tư phải có chủ trương đầu tư đều là đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Phương án này có ưu điểm là đối tượng dự án phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường thống nhất với các luật về đầu tư và xây dựng. Hạn chế của phương án là bỏ sót nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn từ tư nhân mà không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (theo quy định của Luật Đầu tư) nhưng lại có tác động lớn đến môi trường.

Phương án 2, chỉ có các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Phương án này có ưu điểm là giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án thuộc đối tượng phải quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc nhóm dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao. Đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP hoặc dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không có tác động xấu đến môi trường, nhà đầu tư sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Một số ĐBQH đồng tình với phương án 2. ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) cho rằng việc quy định dự án thuộc nhóm 1 là nhóm có tác động môi trường ở mức độ cao, là đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ sẽ sát với thực tế, bảo đảm hiệu quả và có tính khả thi hơn. Còn theo ĐB Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi), dự án không có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì không đánh giá tác động môi trường.

Trong khi đó, ĐB Lê Minh Chuẩn (Quảng Ninh) nêu quan điểm: Tất cả dự án phải xin chủ trương đầu tư đều phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Việc này là cần thiết để có thông tin cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương có chấp nhận cho chủ dự án được đầu tư dự án hay không.

PV (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Quản lý chặt dự án có nguy cơ xấu đến môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới