Thứ sáu, 26/04/2024 04:19 (GMT+7)

Quản lý chất thải y tế: CQCN có chậm trễ xử lý sai phạm?

nhóm pv -  Thứ bảy, 21/10/2017 08:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau khi phát hiện ra sai phạm của các bệnh viện lớn, cơ quan chức năng lại cố tình “làm ngơ” khi không áp dụng một hình thức xử phạt nào theo đúng với quy định của pháp luật

Theo tìm hiểu của PV, năm 2016, Đoàn Kiểm tra của Bộ Y tế phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế gồm: Bệnh viện K - cơ sở Quán Sứ, Tam Hiệp và Tân Triều; bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Việt Đức; bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Bạch Mai về vấn đề quản lý chất thải y tế cũng như các phương án bảo vệ môi trường.

Qua công tác thanh tra, Đoàn Kiểm tra đã phát hiện ra một số vi phạm lớn của các bệnh viện này như: Chưa làm thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Giấy phép khai thác nước dưới nguồn đất đã hết bạn; Khu vực lưu trữ chất thải không có biển báo, nắp đậy gây mùi khó chịu,...

Văn bản đề nghị của Cục Quản lý môi trường y tế

Sau khi phát hiện ra những vi phạm trên của các bệnh viện đó, Cục Quản lý môi trường y tế gửi Văn bản số 839/MT-YT ngày 26 tháng 8 năm 2016 đến Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả hình thức xử phạt vi phạm hành chính và hình thức xử phạt bổ sung).

Lý do mà Cục Quản lý môi trường y tế đưa ra ở đây vì 7 bệnh viện trên đều thuộc tuyến trung ương, có trình độ kỹ thuật cao. Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung (Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016) là đình chỉ hoạt động đối với các bệnh viện này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện công tác khám chữa bệnh. Và một số bệnh viện lớn này cũng “xin” xem xét không xử phạt đối với họ.

Vậy khi những bệnh viện tuyến dưới khi vi phạm trong lĩnh vực môi trường và quản lý chất thải y tế mà “xin” Cục Quản lý môi trường y tế và Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường không xử phạt họ, liệu rằng cơ quan chức năng có đồng ý hay không?

Văn bản chấp thuận của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường

Việc không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung có thể hiểu được. Vì việc đình chỉ hoạt động của những bệnh viện tuyến trung ương này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám, chữa bệnh người dân của Thủ đô cũng như cũng nhiều tỉnh thành miền Bắc.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử liên tiếp có những bài viết phản ánh về quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện. Và thực trạng đó khiến cho người dân cảm thấy bất an trong quá trình điều trị bệnh.

Điều đặt ra ở đây, tại sao lại không áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với các bệnh viện này?

Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016, sai phạm của những bệnh viện này đã vi phạm một số điều về trong xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền xử phạt thuộc về Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng lại không ra một quyết định xử phạt nào theo đúng quy định của pháp luật.

Văn bản trả lời Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường liệu có đang làm đúng với chắc năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các quy định của pháp luật không? Hay đang có một sự “ưu ái” đối với một số bệnh viện lớn này?!

Những sai phạm trên cũng không được công bố trên các phương tiện thông tin, truyền thông mà được Cục Quản lý môi trường y tế và Thanh tra Bộ TN&MT lờ đi trong một thời gian dài.

 Trong văn bản số 1074/MT-YT gửi Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, Cục Quản lý môi trường y tế chỉ trả lời một cách rất chung chung mà chưa nói rõ được lý do chính đề nghị xem xét không xử phạt hành chính đối với những bệnh viện đó là gì.

Ngày 18/10/2017, nhóm phóng viên đến đặt lịch làm việc với Bộ Y tế liên quan về vấn đề trên. Sau khi tiếp nhận giấy giới thiệu cùng nội dung làm việc và xin ý kiến lãnh đạo, một vị đại diện của Văn phòng Bộ Y tế có nói với chúng tôi rằng: "Sếp em đã đóng dấu và chuyển nội dung làm việc sang Cục Quản lý môi trường y tế để làm việc. Họ là đơn vị chức năng sẽ trả lời anh rõ hơn về vấn đề ấy,...". 

Phải chăng, Cục Quản lý môi trường y tế đang có những động thái khác lạ về sự việc trên. Như vậy, những sai phạm nối tiếp liệu bao giờ mới được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. 

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề trên.

Bạn đang đọc bài viết Quản lý chất thải y tế: CQCN có chậm trễ xử lý sai phạm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.