Thứ năm, 28/03/2024 22:09 (GMT+7)

'Quản lý và tái chế nhựa' kết nối Đông Nam Á và Châu Âu

Khánh An - Phạm Giang -  Thứ năm, 24/05/2018 06:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ khởi động dự án “Quản lý và tái chế nhựa” thuộc chương trình ERASMUS+ đã diễn ra sáng ngày 23/5 tại nhà T1 thuộc Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tham dự Lễ khởi động dự án ngày hôm nay có sự tham gia của Ngài Thomas Schuller Gotzburg (Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam); Bà Katja Majbom Goodhew (Đại sứ quán Đan Mạch); PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải (Phó giám đốc đại học quốc gia HN);

Ngài Thomas Schuller Gotzburg (Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam) phát biểu tại buổi lễ

Bà Katja Majbom Goodhew (Đại sứ quán Đan Mạch) phát biểu tại buổi lễ

 Lễ khởi động dự án “Quản lý và tái chế nhựa” với sự tham gia của 4 trường đại học lớn thuộc các nước Áo, Đức, Đan Mạch, Lào, cụ thể: (University of Natural Resources and Life Sciences Vienna (Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống Vienna, Áo); Dresden University of Technology (Đại học công nghệ Dresden, Đức); Aalborg University (Đại học Aalborg, Đan Mạch); National University of Laos (Đại học Quốc gia Lào) và 2 trường đại học tại Việt Nam là Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Các Đại biểu và khách mời tham dự buổi Lễ khởi động dự án "Quản lý và Tái chế nhựa"

Ngoài ra tại buổi Lễ còn có sự góp mặt của một số doanh nghiệp quan tâm đến dự án như: Công ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị Tp. HCM (CITENCO); Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam; Công ty xuất nhập khẩu môi trường xanh; Công ty TNHH Da Giầy 26.3 KT..

GS. Nguyễn Văn Nội (Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) Phát biểu khai mạc tại Lễ khởi động dự án

Phát biểu khai mạc tại Lễ khởi động dự án “Quản lý và tái chế nhựa”, GS. Nguyễn Văn Nội (Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Dự án quốc tế “Quản lý và tái chế nhựa” được thành lập dựa trên điều lệ Erasmus+, với mục đích tạo kết nối giữa khu vực Đông Nam Á và Châu Âu trong việc đào tạo, tập huấn về vấn đề tái tạo nhựa Plastic tại Lào và Việt Nam. Dự án tập trung chính vào nghiên cứu chất lượng, độ an toàn và hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng. Trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh ngày nay, đặc biệt tại Đông Nam Á, vấn đề tái tạo nhựa trở nên ngày một quan trọng. Việc tạo kết nối giữa các thành viên tại Đông Nam Á và Châu Âu về vấn đề cấp bách này là vô cùng cần thiết. Đấy cũng là lí do chính chúng ta có sự tham dự của 10 thành viên là các trường đại học, các công ty tại Áo, Đức, Đan Mạch, Việt Nam và Lào. Để kết nối các thành viên, đại học KHTN, DHQGHN sẽ là thành viên kết nối, dẫn dắt dự án đến thành công. Tôi tin tưởng rằng các bên thành viên sẽ làm việc phối hợp nhịp nhàng với nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội về vấn đề tái chế nhựa”.

-GS. Stefan Petrus Salhofer, chủ nhiệm đề tài (Trường Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống Vienna, Áo) phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi Lễ, GS. Stefan Petrus Salhofer, chủ nhiệm đề tài (Trường Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống Vienna, Áo) cho biết: “Sản lượng của plastics toàn thế giới tăng một cách nhanh chóng (từ 15 triệu tấn năm 1964 lên 311tr tấn năm 2014). Song hành với việc tăng lượng sản xuất là sự gia tăng không kiểm soát của việc phát thải plastics vào môi trường. Theo thống kê: 53% tổng số plastics được sản ra được thu hồi. Trong 53% thu hồi đó, có 10% được tái sử dụng, 10% phải đốt, còn lại 33% thì chôn lấp. Như vậy, dẫn đến sự lãng phí rất lớn trong việc tái chế, tái sử dụng nhựa. Bên cạnh đó, gây ảnh hưởng đến môi trường.Do đó, đề tài tập trung chủ yếu vào việc đào tạo, nâng cao trình độ, nhận thức của người dân, nhà quản lý cũng như các công ty tái chế nhựa..."

 “Mục tiêu tổng quát của  dự án là hỗ trợ các trường đại học ở Việt Nam và Lào trong việc việc hiện đại hóa và nâng cao giáo dục đại học tại các bậc đào tạo kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên bằng cách thiết lập khái niệm giáo dục về tái chế nhựa và quản lý chất thải; Nâng cao khả năng được tuyển dụng sau khi ra trường và tinh thần kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp và cho cán bộ của các trường; Kết nối thế giới học thuật và công nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải." - GS. Stefan Petrus Salhofer cho biết thêm.

Các đơn vị hợp tác trao đổi về dự án

Trao đổi với PV, Bà Nguyễn Thị Quế Lâm (Phó Trưởng phòng CNMT & KTCL, Công ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị Tp. HCM) khẳng định: "CITENCO là đơn vị bên ngoài lĩnh vực nhà trường, học viện có nghĩa không thuần túy về lý thuyết, nhưng đổi lại CITENCO là một đơn vị thực tế, có thực tiễn làm việc trong việc thu gom vận chuyển chất thải rắn và trong đó có chất thải nhựa. Từ đó, CITENCO sẽ giúp dự án này cung cấp những thông tin, những bài toán thực tiễn, những vấn đề khó xử trong dự án này gặp phải. chúng tôi sẽ cung cấp những dữ liệu giúp cho các thành viên của dự án tính toán ra được những thông số, tính được các học phần, dữ liệu quan trọng để có thể hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam."

Bà Nguyễn Thị Quế Lâm (Phó Trưởng phòng CNMT & KTCL, Công ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị Tp. HCM) chia sẻ về dự án

"Khi tham gia dự án này, thông thường mọi người sẽ nghĩ rằng đối với một doanh nghiệp sẽ quan tâm tới góc độ là công nghệ, có được công nghệ tiên tiến để mình có thể đầu tư tại đơn vị cả mình để đóng góp cho ngành công nghiệp tái chế, đặc biệt là tái chế nhựa tại Việt Nam. Tuy nhiên ở góc độ CITENCO thì chúng tôi còn mong nhiều hơn thế, và điều này cũng được đáp ứng thông qua dự án, ngoài công nghệ thì CITENCO cũng mong muốn được hỗ trợ những vấn đề như hướng dẫn về chính sách, về vấn đề an toàn, sức khỏe, đánh giá rủi ro môi trường… và đặc biệt là vấn đề về bài toán đầu tư của một dự án, thông qua dự án này chúng tôi cũng mong muốn có được kiến thức về vấn đề này, để từ đó áp dụng được những công nghệ thực tiễn vào trong công việc." - Bà Lâm chia sẻ.

Bạn đang đọc bài viết 'Quản lý và tái chế nhựa' kết nối Đông Nam Á và Châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.