Thứ bảy, 20/04/2024 18:46 (GMT+7)

Quảng Trị: Chính quyền địa phương tăng cường tham gia và phối hợp trong bảo tồn động vật hoang dã

Nguyễn Văn Thanh -  Thứ sáu, 19/11/2021 14:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ, là vùng có tính đa dạng sinh học cao, mang nhiều yếu tố đặc thù, đặc hữu và độc đáo.

Trong tuần 2 tháng 11 năm 2021, trong khuôn khổ Hợp phần Đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF-Việt Nam) đã phối hợp với Ban Quản lý dự án tỉnh Quảng Trị và chính quyền địa phương tổ chức Hội thảo tham vấn “Tăng cường công tác bảo tồn cộng đồng và giảm cầu tiêu thụ động vật hoang dã ».

Hội thảo có sự tham gia của 22 đại biểu bao gồm Trưởng ban tuyên giáo huyện Đakrông, Bí thư huyện đoàn Đakrông, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Đakrông, Phòng nông Nghiệp huyện, Hạt Kiểm Lâm Đakrông  đại diện lãnh đạo UBND xã; đại diện lãnh đạo Ban quản lý Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông; Hội Hội Liên hiệp phụ nữ  xã; Đoàn Thanh niên xã; Công an viên; cán bộ phụ trách Nông lâm nghiệp; đại diện các Trưởng thôn; Kiểm lâm viên, và Đại diện nhóm Bảo vệ rừng cộng đồng.

Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ, là vùng có tính đa dạng sinh học cao, mang nhiều yếu tố đặc thù, đặc hữu và độc đáo. Hiện nay trên địa bàn đã thành lập hai Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) trên cạn là Khu BTTN Đakrông và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Khu BTTN Đakrông nằm về phía Nam của huyện Đakrông, là điểm cuối dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ và nằm phía Đông của sông Đakrông. Khu BTTN Đakrông có đa dạng sinh học cao với 4 loại rừng kín thường xanh; có 1.452 loài thực vật bậc cao trong đó có 1.052 loài có ích chiếm 72,48%; khu hệ động vật có 333 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu đang được thế giới quan tâm và bảo vệ nghiêm ngặt, đó là: Thỏ vằn, vượn Trung Bộ, mang Trường Sơn, chà vá chân nâu, gà lôi lam mào trắng, gà so Trung Bộ, chích chạch má xám...

Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học hiện là một trong những ưu tiên quan trọng của Quảng Trị, chính quyền và người dân thống nhất việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên là phục vụ phát triển kinh tế-môi trường, an ninh sinh thái, an sinh xã hội và cũng chính là bảo vệ cuộc sống của cả cộng đồng. 

Với sự hỗ trợ của Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học,Ban quản lýKhu BTTN Đăkrông và Bắc Hướng Hóa sẽ được tăng cường năng lực quản lý rừng và bảo vệ tài nguyên, tăng cường năng lực xử lý các vi phạm liên quan nhằm gìn giữ hệ sinh thái tại khu vực này. Bên cạnh đó Dự án cũng sẽ tổ chức các hoạt động nhằm huy động sự tham gia và phối hợp của chính quyền, các ban ngành tại địa phương trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời ghi nhận các sáng kiến, các giải pháp cũng như định hướng của các ban ngành và chính quyền địa phương về các hoạt động nhằm giảm cầu tiêu thụ động vật hoang dã trong thời gian tới tại các xã vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông tỉnh Quảng Trị.

tm-img-alt
Hội thảo tham vấn “Tăng cường công tác bảo tồn cộng đồng và giảm cầu tiêu thụ động vật hoang dã. Ảnh Hoài Tâm

Phát biểu tại hội thảo, Bà Hồ Thị Kim Cúc Trưởng ban tuyên giáo huyện Đakrông chia sẻ, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành hướng dẫn trong tháng 7/2021 về việc tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Ban Tuyên giáo cũng yêu cầu chính quyền địa phương các cấp, ban ngành đoàn thể của xã và thôn và cộng đồng tham gia tích cực và chủ độngvào công tác Bảo tồn động vật hoang dã, Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bà Hồ Thị Kim Cúc cho biết Ban Tuyên giáo huyện Đakrông cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban ngành triển khai thực hiện hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương đến cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn về bảo tồn đa dạng sinh học.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra các sáng kiến, đề xuất các giải pháp trong việc tổ chức các hoạt động tuyên tuyền, nâng cao nhận thức cộng đồng chung tay cùng bảo tồn đa  dạng sinh học.Ông Nguyễn Đức Linh, Bí thư huyện đoàn Đakrông đề xuất: “Hiện nay, một số thanh niên ở địa phương vẫn còn săn bắt và tiêu thu động vật hoang dã. Vì vậy, đề nghị Ban Quản lý dự án phối hợp cùng huyện đoàn để tổ chức các hoạt động truyền nhằm nâng cao nhận thứcvề bảo tồn đa dạng sinh học cho thanh niên trên địa bàn các xã. Huyện đoàn huyện Đakrông cam kết hợp tác cùng với BQLDA tỉnh và WWF-Việt Nam để thực hiện các hoạt động truyền thông cũng như lồng ghép với các hoạt động của đoàn thanh niên trong thời gian tới”.

tm-img-alt
Bà Hồ thị Kim Cúc - Trưởng Ban tuyên giáo huyện ĐaKrông phát biểu tại hội thảo. Ảnh Hoài Tâm

Từ kinh nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học ở các địa phương, sự tham gia và phối hợp chính quyền cùng với cộng đồng và các tổ chức xã hội sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình hợp tác này ở các huyện khác của Quảng Trị cũng như tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn khác tại Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Trị: Chính quyền địa phương tăng cường tham gia và phối hợp trong bảo tồn động vật hoang dã. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất