Thứ bảy, 20/04/2024 17:40 (GMT+7)

Quỹ đất xây nhà ở xã hội: Đã thiếu lại còn “tắc”

MTĐT -  Chủ nhật, 29/12/2019 16:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù có chủ trương định hướng rõ ràng, các bộ ngành địa phương cũng họp bàn lên xuống nhiều lần, nhưng số lượng nhà ở hiện tại vẫn rất khiêm tốn, không đáp ứng đủ nhu cầu, kỳ vọng.

Vì sao vẫn thiếu đất xây dựng?

Theo Luật Nhà ở 2014 đã có quy định về nhà ở xã hội. Đặc biệt Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng cũng nêu rất chi tiết, cụ thể về chính sách thực hiện nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân.

Theo đó, các dự án nhà ở thương mại, dự án đô thị phải dành 20% diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tất cả đều chưa đạt được kỳ vọng. Hiện nay nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.

Trao đổi với báo Người lao động về vấn đề này, TS. Phạm Đình Tuyển, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng rằng: "Không có một tỉnh, thành phố nào công khai quy hoạch quỹ đất cho nhà ở xã hội mặc dù quy định là 20% đất của dự án thương mại dành cho nhà ở xã hội".

Có một thực tế, mặc dù đã có các quy định liên quan đến việc đơn giản hóa và rút gọn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư cũng như thủ tục chấp thuận đầu tư, cho phép chuyển đổi cơ cấu dự án… nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện ở một số địa phương còn chậm, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai dự án mới cũng như thực hiện việc chuyển đổi, cơ cấu lại dự án.

Các địa phương và doanh nghiệp còn chưa “mặn mà” với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Còn trao đổi với báo Nhân dân, ông Trần Đức Vinh - Tổng Giám đốc Trần Anh Group cho rằng: "Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản đầu tư nhà ở công nhân bằng cách giảm bớt thủ tục về chính sách mua nhà giá rẻ cho công nhân. Đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính và có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Vì làm nhà giá rẻ lợi nhuận rất thấp, nếu thủ tục hành chính kéo dài, các doanh nghiệp rất khó đầu tư".

Nên có gói ưu đãi mua nhà ở xã hội

Cũng trao đổi về vấn đề này với báo Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, hiện 1/3 cư dân đô thị gặp khó khăn về nhà ở. TP.HCM có đến hơn 2 triệu người nhập cư và gốc Sài Gòn phải sống trong điều kiện chật hẹp dưới 5 m2/người, thậm chí có trường hợp 0,33 m2/người.

Để chương trình phát triển nhà ở xã hội “chạy” êm, ông Đực cho rằng đây là trách nhiệm của nhà nước, không thể giao phó, đùn đẩy cho doanh nghiệp. Nhà nước cần lập một ủy ban quốc gia nhà ở tương đương cấp Bộ để có thể đưa ra được các quyết sách, chiến lược phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng.

Tại TP.HCM cần lập Ban Phát triển nhà ở (như các ban quản lý Thủ Thiêm, Nam Sài Gòn và Tây Bắc TP) để thực hiện việc này. Khi đó, TP cần có quỹ đất sạch khoảng vài trăm héc ta để làm nhà ở xã hội tập trung, không nên xây chen trong khu đô thị hiện hữu hay xây dựng trên đất công trong nội thành sẽ được ít căn hộ và lãng phí tài nguyên.

Các khu đất này được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao đất sạch cho doanh nghiệp thực hiện. Nhà ở xã hộisẽ được xây dựng thành các khu đô thị nhà giá thấp trên 30 ha (như khu Thanh Đa, Q.Bình Thạnh) để áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và cung ứng vật tư hiệu quả, tạo ra đại công trường để sản phẩm nhiều, nhanh, rẻ, tốt. “Bán đất công nội thành, để mua đất tại ngoại ô đầu tư diện tích gấp 10 - 50 lần, với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Thay vì buộc doanh nghiệp dành 20% căn hộ cho nhà ở xã hội, nhà nước có thể giao đất sạch đã có hạ tầng, đấu thầu chọn doanh nghiệp nào tạo sản phẩm tốt, rẻ”, ông Đực kiến nghị.

Để có vốn đầu tư nhà ở xã hội, theo các chuyên gia kinh tế, nhà nước có thể vay các định chế tài chính, ngân hàng, công trái, trích lại tiền thuế đất của TP, tiền xổ số kiến thiết, tiền lời từ casino, tiền bán các khu đất vàng bạc ở nội thành. Nên có gói 10.000 tỉ đồng cho dân nghèo vay mua những căn nhà dưới 300 triệu đồng/căn vì gói 30.000 tỉ đồng chỉ phục vụ cho nhà 1 tỉ đồng/căn cho người thu nhập khá.

Một giải pháp nữa là cho phép mở rộng mô hình nhà ở xã hội theo phương thức thương mại, gọi là nhà bình dân. Khi đó, doanh nghiệp đầu tư được áp dụng chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc, diện tích căn hộ, được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất... Hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính như lãi suất thấp, thậm chí đưa ra một gói hỗ trợ riêng cho nhà ở cho thuê như gói 30.000 tỉ đồng. Đồng thời hỗ trợ hạ tầng (đường sá, công viên, cấp điện, cấp nước...) trong các khu đất được nhà nước giao làm nhà ở xã hội.

Bạn đang đọc bài viết Quỹ đất xây nhà ở xã hội: Đã thiếu lại còn “tắc”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất