Thứ sáu, 19/04/2024 03:36 (GMT+7)

Quy định về sử dụng quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải

Luật Đồng -  Thứ sáu, 31/03/2023 07:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo cơ chế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc sử dụng quỹ đất, mặc nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:

Khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải

1. Việc sử dụng quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.

...

Dẫn chiếu Điều 118 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng như sau:

Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng

1. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước áp dụng cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận của đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.

2. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng phải được lập thành đề án. Thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thực hiện theo quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc trung ương quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thuộc địa phương quản lý.

3. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng được áp dụng theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Số tiền thu được từ khai thác quỹ đất, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được bố trí trong kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm quyền tại khoản 2 Điều này phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo cơ chế thu hồi đất vùng phụ cận của đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.

Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng được áp dụng theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Số tiền thu được từ khai thác quỹ đất, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được bố trí trong kế hoạch đầu tư công và dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan.

tm-img-alt
Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo cơ chế nào?

Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần được trình cho Bộ Giao thông vận tải hay Thủ tướng Chính phủ?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc trình Đề án khai thác quy đất, mặt nước như sau:

Khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải

...

2. Cơ quan, được giao quản lý tài sản lập Đề án khai thác quy đất, mặt nước trình Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có đất), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

...

Như vậy, Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải được trình cho Bộ Giao thông vận tải để bộ tiến hành lấy ý kiến của Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sau khi hoàn tất việc lấy ý kiến về việc khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thÌ Bộ Giao thông vận tải sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước phải đảm bảo có đầy đủ những nội dung chủ yếu nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 43/2018/NĐ-CP thì Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải đảm bảo được những nội dung chủ yếu như:

- Căn cứ, sự cần thiết của Đề án;

- Diện tích đất, mặt nước dự kiến khai thác;

- Hình thức sử dụng đất, mặt nước;

- Tổng mức đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải;

- Dự kiến số tiền thu được từ việc khai thác quỹ đất, mặt nước;

- Các thông tin khác liên quan đến việc khai thác quỹ đất, mặt nước;

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Bạn đang đọc bài viết Quy định về sử dụng quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.