Thứ sáu, 19/04/2024 10:22 (GMT+7)

Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Luật sư Trương Xuân Hải -  Thứ tư, 29/03/2023 19:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quy trình cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được thực hiện như thế nào?

Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì các bước trong quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy gồm:

Bước 1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, số liệu

- Số liệu quan trắc mưa, mực nước, số liệu vận hành hồ chứa hoặc các công trình phòng, chống thiên tai thuộc khu vực cảnh báo và vùng lân cận;

- Số liệu dự báo mưa từ sản phẩm vệ tinh, ra đa, mô hình số trị;

- Thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy của các tổ chức dự báo, cảnh báo thiên tai trong nước và quốc tế (nếu có).

Bước 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng

- Phân tích diễn biến mưa tối thiểu trong 6 giờ qua;

- Phân tích diễn biến lũ thượng nguồn khu vực cảnh báo;

- Xác định hiện trạng vận hành của các hồ chứa trong khu vực hoặc thượng nguồn khu vực cảnh báo (nếu có);

- Nhận định khả năng mưa trong khoảng thời gian cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

Bước 3. Thực hiện các phương án cảnh báo

- Các phương án được sử dụng trong cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích thống kê; phương án phân tích dữ liệu không gian dựa trên các nhân tố hình thành lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; phương án sử dụng phương pháp mô hình số; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác;

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án cảnh báo cho phù hợp.

Bước 4. Thảo luận cảnh báo

Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin, thảo luận nhanh với các dự báo viên trong ca trực trước khi phát tin.

Bước 5. Xây dựng bản tin cảnh báo

- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia xây dựng và ban hành bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và khoản 6 Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;

- Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.

Bước 6. Cung cấp bản tin cảnh báo

- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo quy định tại Điều 34 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;

- Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Bước 7. Bổ sung bản tin cảnh báo

Trong trường hợp phát hiện các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy có diễn biến bất thường cần bổ sung bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ngoài các bản tin được ban hành theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo các bước trên

Bước 8. Đánh giá chất lượng cảnh báo

- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:

Đánh giá việc thực hiện đầy đủ các bước trên; đánh giá tính đầy đủ, kịp thời việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo quy định tại khoản 6 Điều 14, khoản 6 Điều 15 và khoản 1 Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg; đánh giá chất lượng bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo quy định tại Điều 13 Thông tư 42/2017/TT-BTNMT.

Việc đánh giá chất lượng bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được thực hiện sau khi có đủ số liệu quan trắc theo thời hạn cảnh báo của bản tin;

- Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.TL

Việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy bao gồm những nội dung sau:

- Lượng mưa trong thời gian cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

- Thời gian có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

- Khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

- Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

Bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được phát với tần suất như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT có quy định về tần suất và thời gian ban hành bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy như sau:

- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy với tần suất và thời gian theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.

- Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế.

Thông tư 25/2022/TT-BTNMT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3/2023.

Bạn đang đọc bài viết Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?