Thứ năm, 28/03/2024 20:15 (GMT+7)

Quyền có lối đi lại khi phân chia bất động sản

MTĐT -  Thứ hai, 12/11/2018 16:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quy định của pháp luật về việc quyền có lối đi lại khi phân chia bất động sản.

Hỏi:

Bố tôi có một mảnh đất, sau khi mất ông có để lại cho 3 anh em trai trong gia đình. Trong đó, tôi được nhận phân chia cho một phần của mảnh đất của bố để lại. Tuy nhiên, mảnh đất này nếu sau khi tách thửa từ mảnh đất ban đầu của bố tôi thì sẽ không còn lối đi ra ngoài. Cho hỏi tôi phải làm thế nào để có được lối đi ra ngoài đường phù hợp?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp và theo quy định tại Điều 254 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

  1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  2. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.

          Theo đó, bạn cần xem xét, căn cứ vào tình hình thực tế vị trí của thửa đất mà bạn nhận được, trường hợp không bất kỳ một lối đi nào ra ngoài đường công cộng thì bạn sẽ gặp mặt, nói chuyện, thỏa thuận hoặc yêu cầu các người anh hoặc em trai của mình có vị trí phù hợp và tưng ứng với vị trí thửa đất của bạn để dành cho bạn một lối đi hợp lý trên diện tích đất của họ. Và lối đi này thì vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà nhất có thể cho các bên.

          Trong trường hợp này của bạn thì bạn không phải mất một khoản chi phí đền bù cho người sử dụng đất đã mở cho bạn lối đi đó. Trường hợp thỏa thuận hoặc yêu cầu mở lối đi mà không được bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã hoặc Tòa án nhân dân giải quyết.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật Gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội-Hotline: 0961.272.396
Email:[email protected]; [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Quyền có lối đi lại khi phân chia bất động sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.