Thứ sáu, 29/03/2024 17:37 (GMT+7)

Văn bản ông Mai Tuấn Anh ký có cho phép nhân viên VEC lạm quyền?

Na Vũ -  Thứ năm, 14/02/2019 17:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐQT cho phép công ty thành viên từ chối phục vụ với các trường hợp gây rối, gây mất an ninh trật tự tại các trạm thu phí.

Thế nhưng, ngay cả khi các chủ phương tiện có thực sự “gây rối” tại trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây (theo báo cáo của VEC E – PV), vi phạm lỗi gây mất trật tự nơi công cộng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì lực lượng chức năng, chính quyền địa phương được nêu cụ thể tại nghị định mới có thẩm quyền xử phạt, còn VEC – VEC E hay các doanh nghiệp khai thác nào tự ý ra quyết định xử lý đều nằm ngoài sự cho phép của Chính phủ.

Việc từ chối cho xe lưu thông trên toàn bộ tuyến đường cao tốc mà VEC được giao quản lý và khai thác (bao gồm: Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Đà Nẵng – Quảng Ngãi; TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây; Bến Lức – Long Thành) mà không chứng minh được phương tiện vi phạm vào Khoản 3, Điều 14 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT, cho thấy quy định được doanh nghiệp này ban hành còn có dấu hiệu xâm phạm nghiêm trọng tới “quyền tự do đi lại” được nêu trong Hiến pháp, luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Ông Mai Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC.
Khoản 3, Điều 14 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT: “Xe vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn cầu, đường bắt buộc phải di chuyển ra ngoài phạm vi đường cao tốc để khắc phục vi phạm và bị xử lý theo quy định. Đơn vị khai thác, bảo trì có quyền từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ theo quy định đi vào đường cao tốc, đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời”.

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành mà VEC đưa ra làm căn cứ tham chiếu, chỉ có Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành là có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Tuy nhiên, trong nghị định này cũng không có một từ ngữ nào cho phép doanh nghiệp tự ý ban hành các quy định và tự thực hiện xử lý vi phạm đối với các phương tiện đi trên đường cao tốc mà có các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Quyết định gây tranh cãi có chữ ký của ông Mai Tuấn Anh.

Trước đó, theo báo cáo của VEC gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam thì VEC E đã đề xuất từ chối phục vụ trên tất cả các tuyến đường do VEC được giao quản lý đối với 2 phương tiện mang BKS: 51A-55850 và 51G-77256 vì lý do “gây rối”.

Và dù VEC khẳng định chưa có văn bản chính thức nào thì đề xuất “vô lý” này cũng kịp gây ra một phen rúng động dư luận, khiến Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải lập tức yêu cầu báo VEC có báo cáo cụ thể. Sự việc khiến nhiều luật sư, chuyên gia và cả Đại biểu Quốc Hội lên tiếng phản ứng gay gắt về hành động theo kiểu “chiếu trên” của một doanh nghiệp khai thác các công trình giao thông.

Vấn đề sau đó được VEC “chuyền ngược” về công ty trực thuộc của mình là VEC E nhưng rất nhanh chóng, Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐQT “vô tình” xuất hiện đúng thời điểm và cho thấy thực chất đề xuất “cấm đoán” mà VEC E đưa ra được căn cứ theo quyết định có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC – ông Mai Tuấn Anh.

Bạn đang đọc bài viết Văn bản ông Mai Tuấn Anh ký có cho phép nhân viên VEC lạm quyền?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ