Thứ bảy, 20/04/2024 17:02 (GMT+7)

Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

MTĐT -  Thứ sáu, 31/12/2021 16:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 29-12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý IV-2021.

Dự hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn; các Phó Chủ tịch UBND thành phố: Dương Đức Tuấn, Hà Minh Hải, Chử Xuân Dũng và lãnh đạo các sở, ban, ngành..

tm-img-alt

Tăng trưởng GRDP năm 2021 ước đạt 2,92%

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý IV-2021 của thành phố ước tăng 6,69%, cả năm 2021 ước tăng 2,92%; ước tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cả năm 2021 là 262.984 tỷ đồng, bằng 111,7% dự toán Trung ương giao (104,6% dự toán thành phố giao, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2020; chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt 84.773,9 tỷ đồng (không thay đổi so với số đã ước đạt), bằng 87,2% dự toán Trung ương giao (78,1% dự toán thành phố giao).

Đến ngày 27-12- 2021, toàn thành phố giải ngân được 25.384,8 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch vốn thành phố giao và đạt 60,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Toàn thành phố giải ngân tăng thêm được 4.055,7 tỷ đồng so với ngày 30-11-2021. Điểm sáng trong năm 2021 là sản xuất nông nghiệp phát triển tốt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năng suất lúa và giá trị. cây ăn quả đạt khá.

Cuối năm 2021, thành phố đã xây dựng Chương trình hành động năm 2022 và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm 2022. Bám sát dự thảo nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và báo cáo của các sở, ban, ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo chương trình hành động của UBND thành phố, nội dung chủ yếu gồm: 6 trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành năm 2022; 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022; danh mục 107 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Theo đó, thành phố sẽ tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế và chỉ tiêu không đạt kế hoạch năm 2021; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế; phát triển văn hóa, xã hội; thông tin và truyền thông; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; bảo đảm sức khỏe cộng đồng và an sinh, phúc lợi xã hội; tiếp tục tăng cường quản lý và phát triển đô thị; khai thác hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới...

Về công tác chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố phấn đấu bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; quan tâm kế hoạch thưởng Tết cho công nhân, người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu, cụm công nghiệp... Thành phố cũng tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; quán triệt công chức, viên chức lịch trực Tết và lịch làm việc cả trước và sau đợt nghỉ Tết; công nhân, người lao động trở lại sản xuất sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2022; tích cực thông tin tuyên truyên phòng, chống dịch Covid-19; thông tin về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022.

Thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phổ Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, các đơn vị, địa phương cần khẩn trương hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Cụ thể, các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Nhấn mạnh đầu tiên về công tác phòng, chống dịch khi Hà Nội đang tiệm cận con số 2.000 ca mắc Covid-19/ ngày, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị phải bám sát địa bàn, phân công, phân nhiệm rõ ràng các tổ Covid-19 cộng đồng, tổ hỗ trợ điều trị bệnh nhân tại nhà, tổ đáp ứng thông tin trên tinh thân bảo đảm hiệu quả.

Chủ tịch UBND thành phố nêu, biến chủng Omicron đã xuất hiện và là nguy cơ hiển hiện, các đơn vị phải thường xuyên cập nhật có phương án ứng phó cụ thể. Chủ tịch UBND) thành phố cũng chỉ rõ các công việc cụ thể, trong đó, các địa phương cần rà soát tiêm vắc xin cho người cao tuổi có bệnh nền nhanh nhất, kiểm soát chặt chẽ người về từ các quốc gia có biến chủng Omicron; quan tâm, hỗ trợ tối đa để giảm tải cho y tế cơ sở...

Để bảo đảm an toàn phục vụ nhân dân đón Tết an toàn, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, thành phố đã có chỉ thị với từng phân việc tới tất cả các đơn vị và lưu ý thêm: Các đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, công khai. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cùng các quận, huyện, thị xã cần chăm lo tặng quà gia đình chính sách, người lao động khó khăn... Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị cần chú trọng làm tốt từng phần việc nhỏ như: Kiểm tra cấp thoát nước vệ sinh môi trường, diện mạo đô thị... Trong đó, chú ý việc thu gom xử lý rác thải y tế khi thành phố có nhiều trường F0 được cách ly điều trị tại nhà.

Về nhóm nhiệm vụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng chí Chu Ngọc Anh lưu ý, chi còn ít ngày nữa là hết năm 2021, một số chỉ tiêu thành phố chưa đạt được, thì các đơn vị phải quyết tâm thực hiện đến ngày cuối, giờ cuối, phút cuối. “Đến nay, vẫn còn 1/3 sở, ban, ngành của thành phố chưa nộp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 gắn với chương trình hành động và yêu cầu rõ các đơn vị phải khẩn trương hoàn thành một cách thực chất; mục tiêu là các giải pháp cụ thể, rút kinh nghiệm từ các bài học thực tế. Phải có giải pháp lộ trình cụ thể gắn với trách nhiệm nêu rõ con đường vượt khó trong bối cảnh hiện nay”, Chủ tịch UBND thành phố giao nhiệm vụ.

Nông dân là trung tâm, nông nghiệp là động lực, nông thôn là nền tảng

Ngày 29-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2021; triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022. ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Dự điểm cầu các địa phương có các lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố. Đại diện thành phố Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền.

Khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2021, giá trị gia tăng toàn ngành tăng khoảng 2,85-2,9%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số kỷ lục 48,6 tỷ USD. Đáng chú ý, việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa... Năm 2022, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2022 sẽ đạt 2,8-2,9%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 49 tỷ USD...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trong thành tích chung của đất nước năm 2021 có sự đóng góp quan trọng của ngành Nông nghiệp. Nhấn mạnh nông dân là trung tâm, nông nghiệp là động lực, nông thôn là nền tảng, Thủ tướng cho rằng, ngành Nông nghiệp đã chuyển hướng sang phát triển dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số...

Bên cạnh kết quả đạt được, theo người đứng đầu Chính phủ, ngành Nông nghiệp còn một số tồn tại, hạn chế, như: Công tác dự báo về thị trường, biến đổi khí hậu chưa tốt; thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, còn phụ thuộc vào một số thị trường; một số sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu mang tính quốc tế... Mặt khác, ngành Nông nghiệp chưa có cơ chế, chính sách đột phá thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Đời sống của một bộ phận nông dân, vùng sâu, vùng xa, hải đảo còn khó khăn. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân hạn chế, khắc phục hạn chế trong năm 2022. “Việc gì của Chính phủ thì Chính phủ phải làm; thuộc thẩm quyền Trung ương, Quốc hội phải đề xuất; thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT thì phải giải quyết, không né tránh, không đổ cho ai”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu ngành Nông nghiệp đổi mới tư duy, nâng cao tầm hoạch định chiến lược, tổ chức chiến lược thiết thực, hiệu quả; đặt mục tiêu tăng trưởng 3% trở lên, xuất khẩu phải hơn 50 tỷ USD, vì nếu đặt 49 tỷ USD thi “giậm chân tại chỗ”. Thủ tướng đề nghị ngành Nông nghiệp bám sát tỉnh hình thực tế để cụ thể hóa những đường lối, chính sách, chủ trương về nông nghiệp, sau đó, xác định trọng tâm, trọng điểm cụ thể và có lộ hình thực hiện. Cùng với đó, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, thúc đẩy cạnh tranh sản phẩm bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng; không nên chỉ phụ thuộc 1-2 thị trường nhất định; nâng cao năng lực chế biến, muốn sản xuất lớn cần quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ về thị trường và vốn cho nông dân.

Thủ tướng cũng đề nghị đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu chính ngạch có giá trị cao, đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. Tập trung chuyển đổi số cho nông nghiệp; không được xem nhẹ công tác thống kê để hoạch định chính sách; tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế thị trường, kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, phải nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nông dân, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa.

Hà Nội phấn đấu có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022

Nông thôn mới; 379/382 xã (chiếm 99,21%) đạt chuẩn nông thôn mới; 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngày 23-12 mới đây, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố đã tiến hành thẩm định đối với 5 xã của huyện Đan Phượng đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn thành phố ước đạt 39.568,4 tỷ đồng, tăng 3,46%. Thành phố hiện có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 595 sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Về phát triển kinh tế nông thôn, đến nay có 1.078 hợp tác xã đang hoạt động, 1.701 trang trại đạt tiêu chí theo quy định của Bộ NN&PTNT...

Tham luận tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã thảo luận về kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU trong năm 2021 và những mục tiêu, định hướng trong năm 2022.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cho rằng, cần nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn, vướng mắc để có chính sách hỗ trợ kịp thời, đáp ứng đúng thực tiễn...

Phát biểu kết luận hội nghị, ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Chương trình số 04 CTr/TU trong năm 2021, Phó Bí thư  Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại, như: Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chưa nhiều; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; chưa có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình liên kêt sản xuât gắn với tiêu thụ quy mô lớn. Đặc biệt, chỉnh sách hỗ trợ cho các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất tập trung chưa được áp dụng trong thực tiễn. Việc thực hiện các tiêu chí về trường học, nước sạch, y tế tại nhiều địa phương gặp nhiều vướng mắc.

Từ thực tế đó, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu các sở, ngành địa phương tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã, trang trại, đặc biệt là xử lý việc giải thể, chuyển đổi 225 hợp tác xã đang ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động; hỗ trợ các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...

Về nhiệm vụ năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu rà soát những chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; giao chỉ tiêu về. xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao để các huyện nỗ lực thực hiện. Phấn đấu tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 2,5-3%; có thêm 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiếu mẫu, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển
Nguyên giám đốc Sở KHCN – MT Hà Nội

Tài liệu tham khảo:
1. Đinh Hiệp, Tiến Thành “Quyết Tâm hoàn thànhnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021” HNM ngày 30/12/2021.
2. Ngọc Quỳnh “Nông dân làm trung tâm, nông nghiệp là động lực, nông thôn là nền tảng”.
3. Đỗ Mạnh “Hà Nội phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2021”.

Bạn đang đọc bài viết Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ