Thứ tư, 24/04/2024 18:06 (GMT+7)

Rà soát kỹ quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc

MTĐT -  Thứ tư, 24/11/2021 10:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc nhằm bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát kỹ các nội dung của Quy hoạch tổng thể, bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất phát triển hạ tầng tại Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Theo tờ trình quy hoạch cảng hàng không, Bộ GTVT đề xuất ưu tiên mở rộng, nâng cấp các sân bay quốc tế lớn đóng vai trò đầu mối, như xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1; xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; mở rộng nhà ga T2 Nội Bài; xây dựng đường băng số 3 của Nội Bài về phía nam của sân bay.

tm-img-alt

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc nhằm bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất. (Ảnh:Internet)

Đến năm 2050, cả nước sẽ có 29 sân bay, gồm 14 sân bay quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc) và 15 sân bay nội địa (Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo).

Trong giai đoạn này sẽ hình thành cảng thứ 2 hỗ trợ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về phía Đông Nam Hà Nội và một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Thời gian qua, Bộ GTVT đã báo cáo toàn bộ 5 quy hoạch giao thông gồm đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy, cảng biển và được Hội đồng Thẩm định Quốc gia họp thông qua. Đến nay, 4 quy hoạch gồm đường bộ, cảng biển, đường sắt và đường thủy đã được phê duyệt. Riêng quy hoạch hàng không đã được báo cáo Chính phủ và đang chờ phê duyệt.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế lớn đóng vai trò đầu mối, như xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đạt công suất 25 triệu hành khách/năm; xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt công suất 20 triệu hành khách/năm; mở rộng nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (nâng công suất lên 15 triệu hành khách/năm), xây dựng đường cất hạ cánh số 3, nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về phía Nam của cảng...

Đầu tư xây dựng mở rộng, xây dựng mới các cảng tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo, như: Điện Biên, Côn Đảo, Sa Pa, Pleiku...; đầu tư xây dựng, mở rộng các cảng bảo đảm quốc phòng - an ninh, như xây dựng khu bay và khu hàng không dân dụng cảng hàng không Phan Thiết, Thọ Xuân...; mở rộng các cảng đáp ứng nhu cầu vận tải: Phú Bài, Đồng Hới, Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Liên Khương...

Minh Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Rà soát kỹ quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.