Thứ sáu, 19/04/2024 13:32 (GMT+7)

Rác thải điện tử, mầm mống gây ung thư

MTĐT -  Thứ năm, 29/05/2014 09:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong rác thải điện tử chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và là mầm mống gây ra mầm bệnh ung thư, tim mạch và thần kinh...

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), trong rác thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… trong đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm nguyên nhân gây ra mầm bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh...

Các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại... ngày càng đóng vai trò không thế thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhưng sau một thời gian hữu ích, các thiết bị này bị bỏ đi, trở thành rác thải. Vấn đề rác thải điện tử hiện đã đến mức báo động vì lượng rác quá lớn đang thải ra mỗi ngày trên thế giói.

Theo Cơ quan môi trường châu Âu (EEA), lượng rác điện tử thải ra trên thế giới là khoảng 40 triệu tấn/năm và loại rác thải này tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại rác khác. Một trong những lý do là lượng tiêu thụ loại sản phẩm này liên tục gia tăng, đặc biệt là ở các nước đông dân và đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, năm 2010, trong tổng số 710 triệu máy tính mới sản xuất trên thế giới, 178 triệu là ở Trung Quốc và 80 triệu ở Ấn Độ. Ngoài ra, do công nghệ thay đổi liên tục, vòng đời của các thiết bị điện tử sẽ ngắn hơn, vì thế, rác thải điện tử sẽ nhiều hơn. Chẳng hạn, theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), vòng đời của một chiếc máy tính đã giảm từ 6 năm xuống còn 2 năm; còn vòng đời của một chiếc ĐTDĐ là dưới 2 năm.

Chỉ riêng ở Mỹ, đã có khoảng 500 triệu máy tính cũ, trong đó chỉ khoảng 10% máy tính cũ được tái chế. Tỷ lệ tái chế máy tính trên thế giới không vượt quá 9%. Ở châu Âu, hiện vẫn còn hơn 6 triệu tấn rác thải điện tử chưa được tái chế. Tại Mỹ Latinh, theo số liệu của Viện Sinh thái quốc gia Mexico, 80% rác điện tử được bỏ ở các bãi rác hoặc gom tại nhà ở, cơ quan, xí nghiệp; 15% được thu gom theo chương trình tái chế; 20% được tái sử dụng và chỉ có 1% được cấp chứng chỉ về xử lý ô nhiễm môi trường.

Các quốc gia có ngành công nghiệp điện tử phát triển nhất thế giói như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ôxtrâylia là các quốc gia thải nhiều rác điện tử nhất. Nhưng thay vì tái chế tại chỗ, các nước này lại chọn cách nhanh gọn hơn: xuất khẩu ra nước ngoài. 

Phần lớn loại rác thải điện tử được xuất khẩu sang những quốc gia đang phát triển dưới dạng đồ cũ để bán lại hoặc tái chế. Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, từ 50% -80% rác thải điện tử ở Mỹ được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam.

Các nước phát triển không muốn tái chế rác thải điện tử mà lại xuất khẩu ra nước ngoài là vì như vậy vừa giảm chi phí xử lý vừa đỡ ô nhiễm môi trường. Theo Cơ quan môi trường Mỹ, việc xuất khẩu rác sang các nước đang phát triển sẽ giúp giảm 10 lần chi phí so vói việc tái chế đúng quy cách tại các nước này. 

Mặt khác, việc tái chế hay tận thu linh kiện máy móc cũ ở các nước nghèo diễn ra dễ dàng hơn, tốn ít kinh phí hơn. Mặc dù, các nước công nghiệp tích cực tái chế máy tính và đồ điện tử song từ 50 -80% lượng rác thu gom này là xuất khẩu sang các nước nghèo.

Lượng rác điện tử với các linh kiện cũ kỹ bị thải hồi không tận thu vào việc gì sẽ làm tăng chi phí xử lý tại các nước nghèo và cách giải quyết phổ biến là chất đống và đổ chung ra bãi rác sinh hoạt hoặc đổ ra sông hồ. Đây là cách giải quyết tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cộng đồng. 

Hiện nay, tỷ lệ rác thải điện tử được tái chế trên thế giới còn rất thấp. Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, chỉ có khoảng 10% lượng máy tính cũ hỏng được tái chế; tỷ lệ điện thoại di động cũ hỏng được tái chế còn thấp hơn, chỉ khoảng từ 2% - 3%. Nói cách khác, tỷ lệ rác thải điện tử không được tái chế lên tới 91%.

Rác thải điện tử tại Việt Nam

Rác thải điện tử từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam, qua con đường chính thức và phi chính thức cùng với rác thải điện tử từ các công ty trong nước đã làm cho Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để giải quyết vấn đề này.

Theo thông tin từ Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường thì trung bình mỗi năm chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng gần bảy nghìn tấn chất thải điện tử. Trong đó, chủ yếu là máy vi tính, điện thoại di động và ti-vi. Dự báo, đến năm 2015 con số này sẽ tăng lên khoảng tám nghìn tấn và vào năm 2020 là 11 nghìn tấn.

Còn nguồn rác thải trong nước theo thông kê sơ bộ, tại Việt Nam hiện có khoảng hơn 500 các nhà máy, công ty điện tử và 2/3 trong số đó là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo thực tế, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng đã rút ngắn tuổi thọ của các sản phẩm điện tử. Các sản phẩm điện tử hư hỏng, lỗi thời bị thải bỏ ngày càng phát triển với tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với các loại rác thải khác.

Đứng trước mối lo ngại trên Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 50 về việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ như: Ắc quy và pin, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp... Quyết định này cũng đã gắn trách nhiện của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra thị trường cho đến khi sản phẩm thải bỏ và được xử lý đảm bảo môi trường.

 Việc quy định trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và thân thiện với môi trường.

Được biết theo dự kiến, từ ngày 1/1/2016, các sản phẩm cũ như máy sao photocopy, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt và săm, lốp các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý. Tiếp đến, các loại phương tiện giao thông như xe môtô, xe gắn máy, xe ôtô các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn nạn rác thải điện tử một cách hiệu quả, các cơ quan chức năng cần có nội quy, luật lệ cụ thể trong việc lựa chọn, hạn chế nhập khẩu, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải điện tử. Khi nhận thức đúng đắn, cộng đồng sẽ có thái độ nghiêm túc hơn trong việc nhập và tiêu thụ sản phẩm này.

 
Theo BXD

Bạn đang đọc bài viết Rác thải điện tử, mầm mống gây ung thư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải tại phần lớn các CCN còn nhiều tồn tại; công tác phối hợp quản lý các CCN ở một số địa phương còn nhiều yếu kém.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?