Thứ bảy, 20/04/2024 11:27 (GMT+7)

RTN 23: Độc giả hiến kế chống rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ sáu, 14/02/2020 16:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để giải quyết được vấn đề về rác thải nhựa cần có những nỗ lực rất lớn để thay đổi nhận thức của cộng đồng.

1.Đưa truyền thông các sản phẩm thay thế nhựa một lần lên ti vi

Sức tác động của truyền thông

Quảng cáo với các sản phẩm truyền thông luôn xuất hiện xung quanh chúng ta. Từ quảng cáo trên ti vi, quảng cáo trên mạng, tờ rơi đến các chiến dịch quảng bá ngoài trời… Nhưng cái nhất định khiến ta ấn tượng và nhớ nhất phải nói đến là quảng cáo trên ti vi. Đa phần các sản phẩm gia dụng, các hãng sữa, thuốc… mà chúng ta biết đều đến từ quảng cáo trên ti vi. Sức mạnh ấy của quảng cáo tạo ra một sức hút vô hình lôi cuốn người xem mua hàng.

Truyền thông luôn có sức tác động không hề nhỏ lên các khía cạnh trong cuộc sống chúng ta. Vậy đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, với một vấn đề nổi bật gây nhức nhối là RÁC THẢI NHỰA, sao chúng ta không sử dụng cái mạnh có sẵn này.

Chi phí để một sản phẩm được quảng cáo trên ti vi dù chỉ vài phút là rất lớn. Nhưng tôi nghĩ, nếu chỉ vài phút ấy mà có thể làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức mọi người thì cũng đáng.

Mọi người ai cũng đều biết rằng môi trường đang bị ô nhiễm, rằng chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề rác thải nhựa, nhưng điều đó mới lướt qua trong nhận thức họ. Họ CHƯA THỰC SỰ cảm thấy nó là 1 VẤN ĐỀ, và không có cảm giác cấp bách về việc phải giảm số lượng nhựa.

-

Đó là bởi việc truyền thông chưa đạt đủ mạnh (để một công tác truyền thông được mạnh thì không chỉ nói về mặt số lượng mà còn nói về sức tác động của sản phẩm truyền thông đó, nó có thực sự gây ấn tượng?)

Và ngoài ra cũng bởi lí do sau. Khi được truyền thông về vấn đề ô nhiễm môi trường, họ mới biết là, ừ, môi trường đang bị ô nhiễm, nhưng việc truyền thông ấy chưa mở ra cho họ thấy các cách họ có thể làm để bảo vệ môi trường. Tưởng tượng khi bạn được nói cho biết một vấn đề, nhưng vấn đề đó có vẻ qúa xa vời và giải pháp không nằm trong tầm với của bạn, thì liệu bạn có muốn giải quyết nó?

Nhưng các giải pháp để giảm số lượng nhựa dùng 1 lần đâu phải là qúa khó hay qúa xa vời? Thực sự, nhiều người không biết chỉ chút thay đổi trong lối sinh hoạt của họ có thể góp phần giải quyết vấn đề. Tôi có thể nêu ra rất nhiều cách để giảm số lượng: sở hữu chiếc bình inox để không phải mua nước đóng chai, mang làn, túi vải, dùng hộp, túi silicon đi chợ thay vì dùng túi ni lông, sử dụng cốc nguyệt san,…

Tôi muốn nhấn mạnh vào giải pháp sau: quảng cáo về các sản phẩm dùng lại được. Cụ thể thì tôi sẽ nêu ra các sản phẩm sau: ly silicon gấp, cốc nguyệt san, túi zip silicon đựng thực phẩm, túi vải, vải sáp ong bọc thực phẩm.

Khi quảng cáo về các sản phẩm này, thì người xem sẽ không những biết được giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa, mà 1 lần nữa họ còn được nhắc lại về vấn đề này, rằng nhựa dùng 1 lần là rất độc, rằng rác thải nhựa có tác động rất xấu tới môi trường. “Mưa dầm thấm lâu”, vấn đề càng được nhắc lại nhiều, mà giải pháp lại được đưa ra ngay trước mắt, họ sẽ có được sự tác động sâu hơn, mạnh mẽ hơn trong nhận thức, đó còn chưa kể việc các quảng cáo, theo tâm lý, thường sẽ thu hút người xem mua các sản phẩm.

Thường thì các sản phẩm trên giá thành cao. Đó là bởi hiện nay ở Việt Nam không nhiều người biết đến chúng. Vậy thì, hãy cho mọi người biết đến chúng! Hãy tưởng tượng khi nhiều người sử dụng các sản phẩm đó, giá thành đương nhiên phải giảm và vấn đề về rác thải nhựa cũng sẽ giảm.

Tại lễ ra quân quốc gia chống rác thải nhựa, tổ chức ở Hà Nội ngày 9/6/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Nhưng hàng ngày mọi người vẫn đang sử dụng đồ nhựa 1 lần. Mọi người vẫn vô tư mua đồ đựng trong hộp nhựa, uống trà chanh, trà sữa mang về, gọi mua đồ ăn đựng trong hộp xốp… Tôi thực sự nghĩ, truyền thông cần có tác động mạnh hơn.

2Mở chiến dịch truyền thông trong các khu chợ

Bên cạnh truyền thông trên ti vi, chúng ta còn có thể thực hiện chiến dịch truyền thông trong các khu chợ. Trong chiến dịch đó, chúng ta có thể truyền thông về tác hại của túi ni lông, và song song đó bán hộp đựng thực phẩm dùng nhiều lần, túi silicon đựng thực phẩm, túi vải… Hoặc thực hiện cấm sử dụng túi ni lông trong chợ, và mở các khu bán sản phẩm đựng thay túi ni lông ở chợ.

3.Thực hiện cấm túi ni lông, hộp xốp,… trong trường học

Trường học nên là nơi đầu tiên thực hiện cấm nhựa dùng 1 lần. Bên cạnh các sản phẩm có bao bì nhựa chưa thể cấm ngay từ đầu được (như là bim bim, bánh kẹo…) thì tôi nghĩ nên cấm dùng túi ni lông và hộp xốp, hộp nhựa. Nhựa 1 lần trong trường học thường có ở căng tin. Tôi thật sự nghĩ túi ni lông và hộp xốp ở căng tin là hoàn toàn không cần thiết. Sao phải cần mấy thứ đó khi có thể ăn tại căng tin? Chưa kể, nội quy nhà trường còn có “Không mang đồ ăn lên lớp học”, nhưng một trong những lý do khiến học sinh có thể mang đồ ăn lên lớp học là có túi ni lông, có hộp xốp để đựng.

Nói tóm lại, để giải quyết được vấn đề về rác thải nhựa cần có những nỗ lực rất lớn để thay đổi nhận thức của mọi người. Tôi mong các giải pháp tôi đưa ra có thể góp ích cho công cuộc hạn chế rác thải nhựa.

Tác giả Nguyễn Thanh Hằng

Số điện thoại: 0965649136

Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết RTN 23: Độc giả hiến kế chống rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ