Thứ tư, 24/04/2024 14:30 (GMT+7)

Rừng ngập mặn ở Nga Sơn (Thanh Hóa): Tấm “khiên xanh” ứng phó biến đổi khí hậu

MTĐT -  Thứ tư, 08/06/2022 17:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là huyện vùng biển của tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn có diện tích rừng ngập mặn (RNM) tương đối lớn, giúp bảo vệ bờ biển tránh xói lở và xâm thực; đồng thời cũng là sinh kế của nhiều hộ dân.

Việc xây dựng phương án Quản lý RNM dựa vào cộng đồng là thiết thực, phù hợp với thực tiễn, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt giảm nhẹ thiên tai.

Hằng năm, vùng ven biển huyện Nga Sơn chị ảnh hưởng trực tiếp bởi BĐKH, thời tiết cực đoan như: Bão, triều cường, mưa lũ… gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Trước những tác động đó, RNM có vai trò hết sức quan trọng, góp phần duy trì cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học. Đặc biệt là vai trò phòng hộ của RNM như bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, hạn chế xói lở và tác hại của bão lụt.

tm-img-alt

Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, tổng diện tích khoán bảo vệ RNM trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay là 822ha, trên địa bàn 3 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng Hóa. 100% diện tích rừng ngập mặn giao khoán bảo vệ rừng được quản lý, bảo vệ rất tốt, không có các vụ vi phạm về phá rừng, không có dự án chuyển mục đích sử dụng RNM. Triển khai trồng mới được 723,44ha RNM, chủ yếu tập trung tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng Hóa. Đã trồng bổ sung được khoảng 300ha RNM ven biển tại huyện Hậu Lộc và huyện Nga Sơn.

Trong đó, hai xã Nga Tân và Nga Thủy là hai địa phương có tổng diện tích RNM trên 340ha và tương đối đa dạng của huyện Nga Sơn. Nằm ở vị trí cửa sông Lạch Sung và Lạch Càn là khu vực chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền. Nên hệ sinh thái RNM ở đây có tính đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú lý tưởng cho nhiều loài động vật biển, là sinh kế của nhiều hộ gia đình.

Để bảo vệ hệ thống RNM, ứng phó với những tác động của BĐKH, huyện Nga Sơn cũng đã xây dựng phương án quản lý RNM dựa vào cộng đồng tại xã Nga Tân và Nga Thủy. Với mục tiêu trên cơ sở sự tham gia của cộng đồng dân cư nhằm thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển RNM sẽ góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH; hạn chế suy thoái môi trường, sự cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản bằng việc quản lý và khai thác hợp lý vùng đất ngập nước ở cửa sông ven biển. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển RNM của địa phương.

Theo thống kê, hiện trạng diện tích RNM theo quy hoạch 3 loại rừng, cập nhật theo diễn biến tài nguyên rừng và báo cáo thực tế tại xã Nga Tân và Nga Thủy là 453,0ha. Trong đó: Diện tích có RNM là 363,6ha, chiếm 80,21%; diện tích rừng mới trồng ngập mặn là 37,0ha, chiếm 8,16%; diện tích đất ngập nước chưa có rừng là 52,7ha, chiếm 11,63%.

RNM tại xã Nga Tân và Nga Thủy có nguồn gốc hình thành chủ yếu là từ rừng trồng những năm 1980 đến nay. Thông qua các chương trình, dự án như: Dự án 327,661 trồng mới 5 triệu ha rừng; Hội Chữ Thập đỏ Nhật Bản năm 1997 - 2002; Tổ chức Hành động và phục hồi RNM Nhật Bản (ATM Project) năm 1999 - 2000…

Hiện nay, UBND xã Nga Tân và Nga Thủy là đơn vị quản lý trực tiếp diện tích RNM và đất ngập mặn trên địa bàn 2 xã. Tuy nhiên công tác quản lý còn độc lập, không có sự liên kết giữa các thành viên với nhau nên việc quản lý không mang lại hiệu quả.

Vì vậy, việc xây dựng “Phương án quản lý RNM dựa vào cộng đồng tại xã Nga Tân và Nga Thủy” là hết sức cần thiết, phù hợp với thực tế. Vừa góp phần bảo vệ và phát triển diện tích RNM; đồng thời tạo sinh kế cho người dân. Hệ sinh thái RNM tại xã Nga Tân và Nga Thủy có tính đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú lý tưởng cho nhiều động vật biển; lượng mùn bã tạo thức ăn cho nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như: tôm, cua, cá bớp, sò… Đặc biệt vào mùa hoa sú, vẹt cung cấp nguồn phấn hoa cho phát triển đàn ong mật của các hộ dân địa phương.

Ông Nguyễn Đức Hiếu - Phòng Sử dụng và Phát triển rừng - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết: Vai trò của RNM đã được chứng minh qua thực tế, nhất là những năm gần đây trước những biến đổi của khí hậu. Bảo vệ và phát triển RNM chính là bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ những tác động của thiên tai. Ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng trồng mới, trồng bổ sung diện tích RNM. Bên cạnh đó, cũng phát huy vai trò của cộng đồng, triển khai phương án quản lý RNM dựa vào cộng đồng.

Trong đó, cách làm hay và sáng tạo được áp dụng tại Nga Sơn là quản lý RNM dựa vào cộng đồng. Trên cơ sở sự tham gia của cộng đồng dân cư nhằm thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển RNM sẽ góp phần phát triển kinh tế; bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó cũng hạn chế sự suy thoái môi trường, sự cạn kiệt nguồn lợi thủy sản bằng việc quản lý tốt và khai thác hợp lý vùng đất ngập nước ở cửa sông ven biển. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ, phát triển RNM ở địa phương - ông Hiếu cho biết thêm

Bạn đang đọc bài viết Rừng ngập mặn ở Nga Sơn (Thanh Hóa): Tấm “khiên xanh” ứng phó biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo TNMT

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.