Thứ sáu, 29/03/2024 13:34 (GMT+7)

Sa vào 'vũng lầy' COMA18, PVcombank bị đóng băng 478 tỷ đồng

Phương Lê -  Thứ ba, 16/07/2019 17:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năng lực tài chính cạn kiệt của COMA18 khiến cả cư dân và ngân hàng gần như rơi vào thế bị động, “cầm dao đằng lưỡi” khi phải đối mặt với rất nhiều rủi ro…

Như đã thông tin ở bài trước với nội dung Vì sao chủ đầu tư chung cư Westa 'chây ỳ' trả quỹ bảo trì cho dân?, Chủ đầu tư Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng số 18 (COMA18) đã lý giải nguyên nhân chưa thể trả sổ hồng và quỹ bảo trì cho cư dân sinh sống tại tòa nhà Westa (Mỗ Lao Hà Đông) vì "Dự án Westa được thế chấp cho ngân hàng để vay nợ. Do vậy, công ty đang cố gắng tìm cách làm việc với ngân hàng để có thể hỗ trợ tách sổ cho dân”.

Chủ đầu tư dự án Westa Mỗ Lao bị người dân căng nhiều băng-rôn phản đối.

PVcombank khẳng định không hỗ trợ trả sổ hồng cho cư dân Westa Mỗ Lao

Để cung cấp thông tin và giải đáp những thắc mắc của bạn đọc vấn đề này, Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử đã trao đổi với phía Ngân hàng PVcombank – ngân hàng nhận dự án thế chấp của COMA18.

Đại diện truyền thông của PVcombank cho biết: “Dự án Westa Mỗ Lao được Công ty cổ phần phần Cơ khí Xây dựng số 18 (COMA18) thế chấp với ngân hàng với giá trị hơn 478 tỷ đồng. Hợp đồng được kí giữa hai bên không hề đề cập đến điều khoản Ngân hàng hỗ trợ trả sổ hồng cho cư dân. Việc này tự CĐT cần giải quyết, Ngân hàng không có trách nhiệm”.

Trong buổi đối thoại với cư dân như đã đề cập, COMA18 cũng đưa ra phương án xin giấy CNQSDĐ từ phía NH để có thể tách sổ và trả sổ cho dân nhưng trao đổi mới PV, đại diện phía NH nói: “Khi COMA18 thanh lý hợp đồng tín dụng với ngân hàng - nghĩa là khi COMA18 thanh toán toàn bộ nghĩa vụ tài chính cho PVcombank thì Ngân hàng mới có thể trả lại quyền sử dụng đất cho phía CĐT và CĐT sẽ có thể tiến hành làm sổ hồng cho cư dân”.

Phía đại diện Ngân hàng cung cấp thêm, COMA18 đã kí hợp đồng tín dụng với PVcombank ngày 18/6/2009 và thế chấp toàn bộ dự án Westa với diện tích 2045,8 m2. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị Chủ đầu tư này vẫn chưa có khả năng thanh toán. PVcombank cũng đã gửi đơn đề nghị hỗ trợ điều tra và xử lý đến Cục Cảnh sát điều tra (C03), tố cáo hành vi của COMA18 có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cố ý trốn tránh trách nhiệm nhằm chiếm đoạt tiền của Ngân hàng.

Đến thời điểm hiện tại, vụ việc vẫn chưa tìm lời giải thích thỏa đáng và cách giải quyết từ phía chủ đầu tư còn cư dân “như ngồi trên đống lửa” khi bỏ tiền tỷ ra mua nhà nhưng quyền sở hữu lại bị xâm phạm.

Người mua nhà phải hứng chịu toàn bộ rủi ro

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc CĐT thế chấp DA, công trình nhà ở để làm tài sản đảm bảo thực hiện vay vốn tín dụng NH phát triển DA và hoàn thành công trình, sau đó thực hiện giải chấp là việc bình thường, được pháp luật cho phép.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, doanh nghiệp (DN) BĐS có thể được thế chấp trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, khi DN có quỹ đất sạch và thực hiện triển khai DA, DN được phép thế chấp mảnh đất đó để xây dựng hạ tầng hoặc móng của công trình để đủ điều kiện huy động vốn theo hình thức bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Giai đoạn thứ hai, DN thế chấp DA khi đang thực hiện huy động vốn từ khách hàng thông qua việc bán nhà ở hình thành trong tương lai. Sau khi DN được sở xây dựng chấp thuận DA đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, thì DN có thể thực hiện thế chấp DA. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, CĐT sẽ vi phạm pháp luật trong trường hợp chưa thực hiện giải chấp phần DA/căn hộ sẽ bán cho khách hàng, mà đã bán cho khách hàng. Còn nếu CĐT bán DA đang thế chấp thì phải được NH nhận thế chấp có văn bản chấp thuận và thường NH này cũng đồng thời là NH bảo lãnh của DA và NH sẽ yêu cầu khi bán nhà phải chuyển tiền về tài khoản NH.

Theo luật sư Trần Đức Phượng – Đoàn Luật sư TP.HCM, việc chủ đầu tư thế chấp dự án, nhà ở để vay vốn là hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu không thực hiện đúng thì sẽ trở thành rủi ro đối với người mua nhà. “Trong trường hợp dự án chưa đủ điều kiện giao dịch (chưa có thông báo của Sở Xây dựng), nếu người mua ký hợp đồng và giao tiền cho chủ đầu tư thì tất cả các giao dịch này đều bị xem là vô hiệu nên khi giải quyết đến vấn đề xử lý dự án/căn hộ bị thế chấp thì người mua chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của các bên liên quan mà hoàn toàn không có quyền gì", Luật sư Phượng nói.

Như vậy, Cư dân Westa không chỉ không được giải quyết vấn đề về sổ hồng và quỹ bảo trì mà còn đang “điêu đứng” trước tình trạng có thể mất nhà nếu như CĐT không tiến hành nghĩa vụ giải chấp đối với ngân hàng.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Sa vào 'vũng lầy' COMA18, PVcombank bị đóng băng 478 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới