Thứ sáu, 19/04/2024 21:49 (GMT+7)

Sầm Sơn lên tiếng về tượng đài đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

MTĐT -  Thứ tư, 30/06/2021 10:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày qua, dư luận xôn xao việc Thanh Hóa chuẩn bị xây dựng Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. UBND TP.Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã lên tiếng về dự án này.

Phối cảnh tượng đài tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Theo UBND TP.Sầm Sơn, sau Hiệp định Genève về VN, thị xã Sầm Sơn (nay là P.Quảng Tiến, TP.Sầm Sơn) đã thay mặt dân tỉnh Thanh Hóa và đồng bào miền Bắc đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ ở miền Nam tập kết ra miền Bắc.

Nguyện vọng của cựu học sinh miền Nam

Theo đánh giá của Hội cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc thì Thanh Hóa là hậu phương lớn của cả nước, là địa phương đón đồng bào, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc nhiều nhất, góp công lớn trong việc nuôi dưỡng, đào tạo rất nhiều cán bộ, chiến sĩ quay trở lại chiến trường miền Nam chiến đấu và xây dựng đất nước.

Vì vậy, nguyện vọng của các cựu cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam (trong đó có một số người trở thành lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước) mong muốn xây dựng một cụm công trình văn hóa, lịch sử nhằm tri ân những đóng góp, sự cưu mang của người dân miền Bắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết.

Phối cảnh nhình nghiêng bên trái của tượng đài

Từ nguyện vọng trên, năm 2014, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất giao cho TP. Sầm Sơn bố trí quỹ đất để xây dựng Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, đồng thời địa điểm này còn là nơi sinh hoạt văn hóa, hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân thành phố và là một sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử của TP.Sầm Sơn...

Không dùng ngân sách xây dựng tượng đài

Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 2207/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa vào tháng 6.2015 và được điều chỉnh tại Nghị quyết số 322/NQ-HĐND ngày 21.9.2020 của HĐND tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, dự án gồm các hạng mục: tượng đài con tàu tập kết và phù điêu lớn hình cánh cung; nhà trưng bày hiện vật, đón tiếp, kết hợp chiếu phim tư liệu và công trình phụ trợ; 3 lán trại mô phỏng lại nơi ăn ở sinh hoạt; con đường ký ức; công viên chuyên đề phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao kết hợp trưng bày chuyên đề lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ngoài trời...

Kilinski - một trong những con tàu chở đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc được lựa chọn để phác thảo mẫu tượng đài
Dự án có với tổng mức đầu tư khoảng 255 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh Thanh Hóa bảo đảm cho công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật; phần kinh phí xây dựng toàn bộ tượng đài do Hội cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc huy động từ các nguồn hợp pháp khác; chủ đầu tư là UBND TP.Sầm Sơn.
Sẽ xây dựng các hạng mục thiết yếu từ nguồn xã hội hóa
Ông Lê Văn Tú, Chủ tịch UBND TP.Sầm Sơn cho biết, sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng, UBND TP.Sầm Sơn đã tiến hành các bước quy trình thủ tục, chuẩn bị đầu tư theo quy định.
Ngày 21.6.2021, Hội đồng nghệ thuật tư vấn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã tổ chức phiên họp thứ nhất để lựa chọn mô hình thiết kế tượng đài; các bước tiếp theo đang được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, trong thời điểm hiện nay, TP. Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa đang cùng cả nước tập trung cho công tác phòng, chống, dịch Covid 19 nên chưa triển khai thực hiện dự án.
“Trong thời gian tới, chỉ khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, TP.Sầm Sơn mới phối hợp với Hội cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc lựa chọn xây dựng một số hạng mục thật sự thiết thực, có quy mô phù hợp, bằng nguồn vốn do Hội cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc huy động và các nguồn xã hội hóa khác, không dùng ngân sách Nhà nước”, ông Tú nói./.
Minh Hải/Báo Thanh niên
Bạn đang đọc bài viết Sầm Sơn lên tiếng về tượng đài đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...