Thứ sáu, 19/04/2024 12:03 (GMT+7)

Sản phẩm từ thủy tinh có thực sự đảm bảo an toàn cho sức khoẻ?

Sơn Hà -  Thứ năm, 22/12/2022 11:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thủy tinh là một vật liệu được sử dụng phổ biến làm bao bì đựng thực phẩm, y tế, … với rất nhiều ưu điểm, đặc biệt, vật liệu này cũng thân thiện với môi trường trong quá trình sử dụng cũng như tái chế.

Có trường hợp nào dùng thuỷ tinh đựng thực phẩm, đồ uống nguy hiểm cho sức khoẻ không?

Thực tế thủy tinh có thể nhiễm chì độc hại

Chì là một kim loại mềm có màu xám, khi kết hợp với một số oxit kim loại sẽ tạo ra nhiều màu sắc rất đẹp. Sở dĩ một số sản phẩm thủy tinh thường bị nhiễm chì bởi đây là một trong những nguyên liệu của quá trình sản xuất thủy tinh. Việc thêm chì oxit vào thủy tinh silicat làm giảm điểm nóng chảy và độ nhớt của chất nóng chảy. Chì làm giảm độ nhớt của hỗn hợp (thủy tinh và chì) khi nóng chảy rất đáng kể (giảm khoảng 100 lần so với hỗn hợp thủy tinh và soda); điều này cho phép loại bỏ bong bóng trong thuỷ tinh dễ dàng hơn và các hoạt động đó có thể thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn. Đồng thời, giúp thuỷ tinh có chỉ số khúc xạ cao hơn, làm cho vẻ ngoài của vật dụng làm bằng thủy tinh trong suốt hơn, lấp lánh hơn. Đặc biệt đối với những loại thủy tinh muốn khắc hoa văn sặc sỡ, lấp lánh thì càng phải sử dụng nhiều chì để tăng màu sắc. Khi hàm lượng chì càng cao thì nhiệt độ nóng chảy thủy tinh giảm xuống, giúp tiết kiệm năng lượng, thời gian nung, từ đó giảm thiểu đáng kể chi phí trong sản xuất. Một số cơ sở nung thủy tinh bất chấp tính mạng của người dùng, không ngừng cho thêm chì vào, với hàm lượng chì lớn gấp hàng nghìn lần so với mức độ tiêu chuẩn. Nếu người dùng mua phải những loại thủy tinh kém chất lượng, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc chì. Những sản phẩm độc hại này càng thôi nhiễm chì cao nếu đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả ... bởi ở nhiệt độ cao, có axit, kiềm muối sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe (như huyết áp tăng, bệnh tim mạch, tổn thương hệ thần kinh, …). Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị ngộ độc chì sẽ truyền cho thai nhi, tăng nguy cơ chậm phát triển của thai nhi, rút ngắn thời gian mang thai, gây sinh non, giảm cân nặng của trẻ sau khi sinh.

Vậy nhận biết thủy tinh nhiễm chì bằng cách nào?

Đầu tiên, nghe tiếng vang của đồ dùng: Lấy tay búng nhẹ vào sản phẩm, tiếp theo tập trung lắng nghe âm thanh phát ra. Vật dụng chứa chì có tiếng kêu rất vang, thường kêu coong coong vang tai giống kim loại. Đồ không nhiễm chì tiếng kêu nghe đục và bé hơn.

Thứ hai, quan sát trạng thái, màu sắc, hoa văn: Người tiêu dùng có thể kiểm tra nhiệt độ nung và kim loại nặng trong bát đĩa thủy tinh bằng cách: Ngâm bát vào dung dịch giấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm đổi màu thì không nên dùng. Không dùng các loại bát đĩa tráng men màu sắc trong lòng, vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Khi thấy bát đĩa bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên mua bát mới. Vì men chì nhanh bị mài mòn nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong, phai màu, hàm lượng chì thoát ra nhiều, ngấm hết vào thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng.

Thứ ba, nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng: Tránh dùng bát đĩa, cốc chén, bình hũ thuỷ tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi xem thông tin về sản phẩm, nên chú ý xem hàm lượng chì trên bề mặt sản phẩm.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Lựa chọn thủy tinh như thế nào để an toàn khi đựng đồ ăn, thức uống

Cục quản lý chất lượng hàng hóa sản phẩm (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) đã từng khuyến cáo không nên sử dụng những loại cốc thủy tinh in hình hoa văn với màu sắc rực rỡ, bởi đa số mẫu thử nghiệm đều cho những kết quả đáng báo động (sản phẩm chứa hàm lượng chì cao gấp nhiều lần), đặc biệt, là những loại cốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chỉ nên mua bát đĩa thủy tinh chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng. Khi mua sản phẩm đồ gia dụng thủy tinh, bạn nên kiểm tra kỹ xem bề mặt thủy tinh có hiện lên những lỗ hổng giống như bọt khí không. Nếu có, đồ gia dụng thủy tinh đó có thể được gia công không tốt nên sản phẩm kém chất lượng.

Thay vào đó, thủy tinh chịu nhiệt được coi là loại thủy tinh lý tưởng cho vật dụng nhà bếp như nồi thủy tinh, các loại hộp đựng thực phẩm thủy tinh, … do có độ bền vượt trội, khả năng chống hóa chất và chịu nhiệt tốt. Loại thủy tinh này được nung ở nhiệt độ nóng chảy cao hơn thuỷ tinh thông thường, và chứa nguyên liệu chịu nhiệt Borosilicate có hệ số giãn nở nhiệt rất thấp, chỉ bằng khoảng một phần ba so với thủy tinh vôi soda thông thường (còn gọi là thủy tinh chống sốc nhiệt) nên chịu được nhiệt độ nấu lên đến 400 độ C, chịu được sốc nhiệt từ nóng sang lạnh và ngược lại. Với những sản phẩm làm từ thủy tinh chịu nhiệt, người dùng có thể an toàn sử dụng trong lò vi sóng, lò nướng, nấu trên bếp gas, bếp từ, …

Thủy tinh có thuận lợi cho việc tái chế và thân thiện với môi trường không?

Các loại thủy tinh có nguồn gốc tự nhiên, gọi là các loại đá vỏ chai, đã được sử dụng từ thời đại đồ đá. Chúng được tạo ra trong tự nhiên từ các dung nham (magma) núi lửa, chính vì vậy mà thủy tinh rất lành tính với môi trường. Ngoài ra, hoá chất sử dụng trong sản xuất thuỷ tinh ít hơn, quá trình sản xuất cũng đơn giản hơn so với sản xuất nhựa (có 4.283 hoá chất liên quan đến quá trình sản xuất nhựa, trong đó nhiều chất được xác định là nguy hiểm cho sức khoẻ).

Thuỷ tinh, sau khi sử dụng có thể tái chế 100% thành những vật dụng được làm từ thủy tinh mới, nên thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên hơn. 

Tuy nhiên, sự bùng nổ về số lượng sản phẩm thủy tinh sử dụng hiện nay ở Việt Nam cũng đặt ra thách thức lớn cho vấn đề thu gom và tái chế rác thủy tinh.

Nếu thuỷ tinh dùng 1 lần rất lãng phí, nó cũng gây ô nhiễm nhưng ko phải gây ô nhiễm cho nguồn đất nguồn nước mà gây ô nhiễm vì số lượng nó quá là lớn như bây giờ, tiêu dùng vô tội vạ như bây giờ thì dù sớm dù muộn người ta cũng không thể xử lý được các chất thải khác, vì trộn lẫn với thủy tinh nên không thể xử lý được nên đó mới là cái góp phần gây ô nhiễm cho môi trường.

Trọng lượng của thủy tinh nặng là một trở ngại nếu sử dụng chúng làm vật chứa hoặc bao bì đựng thực phẩm, bởi vì sẽ tốn kém năng lượng cho quá trình vận chuyển, ngoài ra chúng khá cồng kềnh và dễ vỡ. Vậy nên, cần cân nhắc việc sử dụng đồ dùng thủy tinh trong các hoàn cảnh phù hợp, ví dụ nên sử dụng tại các địa điểm cố định như ở nhà, cửa hàng, văn phòng làm việc, ... thay cho đồ dùng bằng nhựa. Đồng thời, thủy tinh vốn rất bền nên không nên vứt bỏ, thay vào đó có thể chuyển đổi mục đích sử dụng của chúng. Chỉ với một vài sáng tạo nhỏ, chúng ta đã có thể tái sử dụng chai lọ thủy tinh nhằm giảm thiểu các chi phí tái chế, hạn chế quá trình khai thác tài nguyên để sản xuất thủy tinh, đồng thời cũng tạo nên nhiều thú vị giữa không gian sống thân yêu của chúng ta./.

Bạn đang đọc bài viết Sản phẩm từ thủy tinh có thực sự đảm bảo an toàn cho sức khoẻ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?