Thứ sáu, 29/03/2024 16:04 (GMT+7)

Sản xuất điện từ năng lượng tái tạo: Đòn bẩy từ chính sách

MTĐT -  Thứ sáu, 08/09/2017 15:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cán cân sản xuất điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) tại Việt Nam đang lệch hẳn về nguồn cung từ thủy điện nhỏ, trong khi các nhà đầu tư đặt khá nhiều kỳ vọng vào điện mặt trời, điện gió...

Mới phát hơn 2.700 MW
Theo Viện năng lượng (Bộ Công Thương), đến hết năm 2016, con số phát điện thực tế từ các nguồn NLTT mới chỉ hơn 2.700 MW, còn cách khá xa so với mục tiêu 27.000 MW phải đạt được vào năm 2030 (theo Kế hoạch phát triển điện lực của Việt Nam tới năm 2030). Cụ thể, lượng điện thu được chủ yếu từ nguồn thủy điện nhỏ (1.984 MW) và sinh khối (592 MW). Điện gió khiêm tốn 159 MW, còn điện mặt trời chỉ vỏn vẹn… 6 MW.


Dù vậy, các chuyên gia năng trong lĩnh vực năng lượng cho rằng, mục tiêu 12.000 MW công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2030 là nằm trong tầm tay! Sự tự tin xuất phát từ các lợi thế lớn của Việt Nam hiện nay như dư địa bức xạ mặt trời lớn, giá thành sản xuất trên đà giảm và quan trọng là Chính phủ đang rất quan tâm phát triển thị trường NLTT.
Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được ban hành hồi tháng 4 vừa qua, đã tạo làn sóng đầu tư vào điện mặt trời. Về phía ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đang đầu tư gần 20 dự án với tổng công suất lắp đặt khoảng 2.000 MW tại các tỉnh Khánh Hòa, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai…

Khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Ảnh: MH

Bên cạnh đó, hơn 100 dự án điện gió đã được đăng ký với tổng công suất hơn 7.000 MMW. Trước đó, Chính phủ đã thông qua cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó, có giá mua điện gió và quy định Bên mua điện phải bao tiêu toàn bộ sản lượng điện gió phát lên hệ thống. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các tổ chức như: WB, GIZ và KfW đang tiến hành Chương trình đo gió tại khoảng 30 điểm trên toàn quốc nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tiềm năng gió đầy đủ và cập nhật bản đồ gió Việt Nam. Các chính sách về giá điện FiT cho chất thải rắn, chi phí tránh được cho thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối cũng được ban hành.


Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ NLTT (Bộ Công Thương), Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích như giá mua điện (FIT) ở mức 10,05 US Cents/kWh cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn sử dụng công nghệ đốt trực tiếp. Đây chính là lời giải cho bài toán chất thải rắn đô thị vì đến năm 2050, phần lớn chất thải rắn sinh hoạt sẽ được sử dụng cho mục đích năng lượng.


Đầu tư công suất lớn và có nối lưới
Cơ chế hiện nay, khuyến khích đầu tư các nhà máy điện từ NLTT có công suất lớn. Tuy vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo, điều này đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu đáp ứng nhanh việc nối lưới để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm NLTT (Viện Năng lượng), mới chỉ có điện gió đã nối lưới toàn bộ lượng điện sản xuất ra. Con số này ở điện mặt trời là 0,18/6 MW, còn các loại hình phát điện khác chưa có.


Ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, công suất phát của NLTT không ổn định, thay đổi theo cường độ gió, bức xạ mặt trời... Với quy mô công suất lớn cần phải có các nguồn điện dự phòng thay thế và các giải pháp để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chuẩn chuyên ngành, tiêu chuẩn thiết kế, vận hành... đối với lĩnh vực NLTT còn thiếu và chưa đồng bộ.


Để giải quyết vướng mắc này, ông Nguyễn Cường Lâm cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện, tạo lập các cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các nguồn điện và lưới điện. Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan đến công tác thiết kế, vận hành các nguồn điện NLTT. Đặc biệt, phải có cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải, phân phối điện và các công cụ đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống điện. Nghiên cứu phát triển các nguồn tích trữ năng lượng, thủy điện tích năn. Đáng chú ý là việc nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định về cơ chế đấu giá các dự án NLTT.


Theo ông Đỗ Đức Tưởng, đại diện Chương trình Năng lượng của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID), việc xây dựng cơ chế giá cho điện mặt trời đang trong tầm ngắn hạn, vì thế, các nhà đầu tư vẫn mong muốn Chính phủ đưa ra chính sách, cơ chế giá điện mang tính dài hạn hơn nữa, góp phần phát triển nhanh ngành NLTT ở Việt Nam.

Theo TN&MT

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất điện từ năng lượng tái tạo: Đòn bẩy từ chính sách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.