Thứ hai, 05/06/2023 23:12 (GMT+7)

Singapore – quốc gia điển hình trong việc quản trị nguồn nước hiệu quả

MTĐT -  Thứ tư, 22/03/2023 11:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tự xây dựng thành công mô hình quản trị nguồn nước hiệu quả, tạo cảm hứng cho các đối tác quốc tế noi theo. Singapore là một trong số những tấm gương điển hình đó.

Nhận thức được tầm quan trọng của nước, Singapore đã đưa vấn đề nguồn cung cấp nước vào chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia. “Đảo quốc sư tử” không chỉ chú trọng tới lượng cung mà còn tính đến các khía cạnh khác như chất lượng, chi phí sản xuất và quản lý nước.

Kế hoạch tổng thể về nước được triển khai từ năm 1972 đã xây dựng cho Singapore một danh mục tài nguyên nước đa dạng, để đáp ứng nhu cầu nước trong giai đoạn này và có thể phát triển trong tương lai. Có bốn nguồn cung cấp mà người Singapore gọi là “bốn vòi nước quốc gia”, bao gồm nước nhập khẩu từ Malaysia, nước mưa, nước tinh khiết lọc từ nước thải (người Singapore đặt tên là NEWater), và lọc từ nước biển.

Năm 2003, dự án NEWater được giới thiệu, đây là một công nghệ tái tạo nước đã qua sử dụng bằng các biện pháp như thanh lọc bằng bộ vi lọc, bộ thẩm thấu, khử trùng, khử bẩn bằng tia cực tím. Cụ thể, nước dội bồn vệ sinh hay dùng trong nhà bếp đều được thu hồi nhằm tạo ra “nước mới” (NEWater).

tm-img-alt
NEWater của Singapore từng được giải thưởng của Ủy ban LHQ về Nước trong hạng mục "thực hành, truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tốt nhất" về an toàn nguồn nước. (Nguồn: PUB)

Đến tháng 5/2010, Singapore khai trương nhà máy hiện đại nhất và lớn nhất tinh chế nước đã qua sử dụng thành nước cho con người sử dụng và dùng trong các nhà máy. Năm 2014, Ủy ban LHQ về Nước (UN-Water) từng trao giải thưởng danh giá nhất cho NEWater trong hạng mục "thực hành, truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tốt nhất" về an toàn nguồn nước.

Đến nay, NEWater là nước uống đã đáp ứng được 30% nhu cầu của cả nước, nhưng chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp và tích trữ cho mùa khô. PUB ước tính, đến năm 2060, riêng chương trình tái sử dụng nước (NEWater) sẽ đáp ứng được 85% nhu cầu tiêu thụ nước của Singapore.

Năm 2015, Singapore đã xây dựng một nhà máy với chương trình thử nghiệm phương pháp khử muối điện hóa, trong đó sử dụng điện trường để tách muối ra khỏi nước biển. Ước tính, nguồn nước ngọt đã được lọc từ biển cũng cung cấp khoảng từ 10-20% lượng nước cho quốc gia này.

Để tăng cường và đảm bảo an ninh nguồn nước, Singapore cũng tìm cách hạn chế thất thoát, kể cả do rò rỉ đường ống, từ mức 9,5% năm 1990 xuống còn 5% vào năm 2016 - tỷ lệ thấp nhất thế giới.

An Đông (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Singapore – quốc gia điển hình trong việc quản trị nguồn nước hiệu quả. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai khoáng đáy biển sâu: Cần lắm những bước đi thận trọng!
Đáy biển sâu với trữ lượng khoáng sản khổng lồ hứa hẹn trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Các nhà khoa học cảnh báo việc khai thác đáy đại dương có thể gây ra thiệt hại môi trường không thể phục hồi cho Trái đất.
Tỷ lệ che phủ rừng của Yên Bái duy trì ổn định 63%
Nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng 12.723.4/15.500 ha rừng, đạt 82,1% kế hoạch năm. Trong đó: Trồng rừng tập trung 8.818,7 ha, trồng cây phân tán 3.904,7 ha.

Tin mới

Mỗi ngày
Mỗi ngày gom mấy câu thơ //Gửi ai về mãi bến bờ chân mây...