Thứ bảy, 20/04/2024 02:36 (GMT+7)

Sơn Tây: Đền bù không thỏa đáng, 17 hộ dân kiên quyết không di dời

Nguyệt Hằng - Hải Sơn -  Chủ nhật, 25/08/2019 10:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án di dời các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng từ khu xử lý rác thải Xuân Sơn được UBND thị xã Sơn Tây thực hiện từ lâu. Nhưng đến nay nhiều hộ chưa di dời vì không chấp nhận phương án bồi thường.

Dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn được UBND thị xã Sơn Tây thực hiện giải phóng mặt bằng từ năm 2010-2012 với tổng diện tích đất 837,872m2, dự án thực hiện thu hồi đất với hơn 200 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

Được biết, mức đền bù cho người dân vùng di dời để mở rộng bãi rác Xuân Sơn là 98.000 đồng/m2 đối với đất không có sổ đỏ (35.2 triệu đồng/sào), 105.000 đồng/m2  đối với đất sản xuất nông nghiệp sử dụng ổn định trước 15/10/1993 (37.8 triệu đồng/sào).

Hầu hết các họ dân đã di dời đến vùng vùng an toàn.

Đến nay, các hộ được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đã nhận đầy đủ tiền bồi thường và di chuyển đến vùng an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn lại 17 hộ chưa nhận tiền vì không chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.

Thắc mắc về mức đền bù thấp, bà Nguyễn thị Uyên (75 tuổi,trú tại An Sơn, Xuân Sơn, Sơn Tây) bức xúc: “Mức đền bù này quá thấp so với các hộ dân trong cùng dự án thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì.Ở bên đó họ đượcđền bù hơn 180triệu/sào, kể cả Suối Hai, Suối Ba người ta phát hoang cũng được giá như vậy, có sổ hay không có sổ cũng đều được như thế, vậy mà chúng tôi thì không được như thế".

Không đồng ý với mức giá hỗ trợ, bà Nguyễn thị Uyên cùng nhiều hộ dân khác không chịu di dời mặc cho mức độ ô nhiễm đang ở mức báo động.

“Chúng tôi ở đây từ năm 1974, ngày xưa đây là đất tập thể sau đó người ta bán lại cho tôi, huyện bàn giao tới bàn giao lui không ai quản lý, chúng tôi khai hoang ra giờ không ai công nhận, không bồi thường nên chúng tôi không đi” – Bà Uyên chia sẻ thêm.

Bà Uyên cũng cho biết tình trạng ô nhiễm ở đây đang ở mức báo động nghiêm trọng, hằng ngày các nhà máy xử lý rác thải hoạt động hết công suất, khiến các hộ gia đình xung quanh phải hít mùi xú uế từ rác, nhất là những ngày mưa khiến khói đốt luẩn quẩn, mù mịt. Khói thải ở tầng thấp, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo ghi nhận của PV Môit trường và Đô thị Việt Nam điện tử, tại khu vực Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây, từ xa mùi hôi thối đã bốc lên nồng nặc cùng các ống xả thải đang nghi ngút khói đen khói dày đặc tỏa về phía khu dân cư, không khí xung quanh có mùi khét và rất ngột ngạt.

Các ống xả thải đang nghi ngút khói đen khói dày đặc tỏa về phía khu dân cư.

“Người dân ở đây phải chịu ô nhiễm cả ngày lẫn đêm từ nhà máy xử lý chất thải này. Mùi khói thì khỏi phải kể rồi, kinh khủng lắm, ai mà hít phải sẽ thấy bị tức ngực, khó thở, buồn nôn. Khổ nhất là người già và trẻ nhỏ, hay bị mắc các bệnh về hô hấp” ông Hòa (trú tại xã Xuân Sơn, Sơn Tây) bức xúc cho biết.

Để tìm hiểu rõ hơn về những phản ánh của người dân, PV đã liên hệ với ông Hoàng Văn Vân, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, ông Vân cho biết: “Đúng là còn nhiều hộ chưa chịu di dời, mặc dù đã làm đơn gửi ra tòa đề nghị thay đổi mức giá đền bù hỗ trợ đất nhưng đến thời điểm hiện tại thì xã cũng như các hộ dân vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ cấp trên.

Bên xã có nhiệm vụ xác nhận nguồn gốc đất cho các hộ dân, còn những đề bạt hay ý kiến của người dân, xã cũng đã làm văn bản gửi đi”.

Khi PV hỏi đến mức độ ô nhiễm tại đây, ông Vân thở dài lắc đầu ngao ngán: “Chúng tôi ở quanh quanh đây phải chịu đủ thứ mùi, cứ gió hướng nào là mùi theo hướng đấy. Hôm nào thời tiết âm u khói nó không bay cao cứ quẩn thì lại càng khó chịu hơn”.

Ông Vân cũng cho biết, sắp tới thành phố Hà Nội cũng có chủ trương đưa nhà máy đốt rác bằng công nghệ Nhật Bản vào xử lý để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm. Nếu dự án này được triển khai thì sẽ giảm bớt nỗi lo ô nhiễm của người dân.

Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Bạn đang đọc bài viết Sơn Tây: Đền bù không thỏa đáng, 17 hộ dân kiên quyết không di dời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...