Thứ năm, 28/03/2024 22:21 (GMT+7)

Sự gia tăng các nguồn ô nhiễm môi trường biển

MTĐT -  Thứ năm, 20/10/2022 10:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.

Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đang diễn biến ngày càng phức tạp tại các tỉnh ven biến, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sông, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. 

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 114 cửa sông, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố năm 2018 (UNEP), mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới. Gia tăng rác thải không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. 

Các áp lực và mối đe dọa lớn nhất đến chất lượng môi trường biển là các hoạt động đô thị và khu công nghiệp liên quan đến phát thải ra biển của các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không qua xử lý, bao gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu đưa ra khuyến cáo về tình hình rác thải nhựa trên biển. Chất thải hữu cơ từ hoạt động công nghiệp là rác thải tác động đáng kể đến môi trường biển, làm suy  giảm chất lượng thủy sản và một số loài sinh vật biển khác, làm nước biển nhiễm độc, đặc biệt ở các vịnh và khu vực cửa sông. 

Hoạt động dầu khí, khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy mô khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí và 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm, nhiều năm qua mặc dù có đóng góp lớn cho nên kinh tế nhưng cũng tạo ra các tác động không nhỏ đến môi trường biển. Ngoài nước thải lần đầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15 nghìn tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23 - 30% là chất thải rắn nguy hại chưa xử lý. 

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn. Với tổng diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, hằng năm có gần 3 triệu tấn chất thải rắn thải ra môi trường. Hầu như tất cả các thải từ làng chài được thải ra biển mà không được xử lý, kể cả xỉ than đun nấu; các loại rác thải này rất khó thu gom, dẫn đến ô nhiễm biển, ngăn dòng chảy ở một số kênh. Vấn đề rác thải biển và đặc biệt là rác thải nhựa đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với biển Việt Nam. 

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường biển đảo quốc gia,
giai đoạn 2016 - 2020

Bạn đang đọc bài viết Sự gia tăng các nguồn ô nhiễm môi trường biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.