Thứ sáu, 29/03/2024 18:49 (GMT+7)

Sức khoẻ hay sống còn ?

Hải Đăng -  Thứ tư, 30/11/2022 14:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người dân thành phố La Oroya, Tây Peru đang đứng trước sự lựa chọn về sức khoẻ hoặc sinh tồn khi nhà máy luyện kim ở nơi đây đang có dự định hoạt động trở lại với một kế hoạch bảo vệ môi trường

Thành phố khai thác mỏ La Oroya, ở miền tây Peru là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới. Từ năm 1922 đến năm 2009, một nhà máy luyện kim ở trung tâm thành phố thải ra khói và chất thải độc hại ảnh hưởng đến người dân nơi đây.

Kể từ khi nhà máy luyện kim đóng cửa, sức khỏe của người dân địa phương đã được cải thiện nhưng nền kinh tế và chất lượng cuộc sống đã đi xuống. Bây giờ thành phố phải đối mặt với một quyết định: ưu tiên sức khỏe của họ hay khả năng sinh tồn của họ?

Một trong những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới

Theo Viện Blacksmith, một tổ chức phi chính phủ hoạt động về các vấn đề ô nhiễm cho biết: Vào năm 2011, La Oroya được liệt kê là thành phố ô nhiễm thứ hai trên Trái đất sau New Delhi của Ấn Độ.

Thành phố này được xếp ngang hàng trong danh sách với Chernobyl – thành phố bị hủy hoại hạt nhân của Ukraine và Dzerzhinsk của Nga, nơi đặt các nhà máy sản xuất vũ khí hóa học thời Chiến tranh Lạnh.

Theo Liên đoàn nhân quyền quốc tế, 97% trẻ em La Oroya từ 6 tháng đến 6 tuổi và 98% từ 7 đến 12 tuổi có lượng chì trong máu tăng cao vào năm 2013.

Giáo viên về hưu Manuel Enrique Apolinario chia sẻ với trang Euronews rằng: “Ai trong chúng tôi sống ở đây cả đời cũng từng bị cúm và viêm phế quản, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp”. Các xét nghiệm y tế cho thấy cơ thể của Manuel chứa hàm lượng chì, asen và cadmium cao - tất cả đều độc hại đối với con người

Người dân đối đầu với nhà máy luyện kim - tác nhân gây ô nhiễm

Năm 2006, cư dân La Oroya đã kiện chính phủ Peru tại Ủy ban nhân quyền Nam Mỹ vì đã cho phép công ty luyện kim gây ô nhiễm theo ý muốn.

Tại các phiên điều trần, người dân kể lại việc họ phải vật lộn với cổ họng và mắt nóng rát, đau đầu và khó thở. Những người khác nói về các khối u, các vấn đề về cơ bắp và vô sinh mà họ cho là do ô nhiễm từ các lò luyện kim.

Vào năm 2021, ủy ban phát hiện ra rằng nhà nước đã không điều chỉnh và giám sát hành vi của công ty khai thác mỏ và xâm hại nghĩa vụ đảm bảo nhân quyền của họ.

tm-img-alt
Người dân địa phương muốn nhà máy luyện kim ở La Oroya, Peru mở cửa trở lại (Nguồn: AFP)

Nhưng tại sao người dân muốn lò luyện kim mở cửa trở lại ?

Thành phố Andean, nằm trong một thung lũng cao ở độ cao 3.750 mét, là một nơi cằn cỗi và hoang vắng. Những ngôi nhà nhỏ và cửa hàng – phần nhiều trong số chúng đã bị bỏ hoang - tập trung xung quanh những ống khói đen cao chót vót của các nhà máy. Chúng được bao quanh bởi những sườn núi xám tro bị ăn mòn bởi kim loại nặng và lâu không có thảm thực vật.
Vào năm 2009, nhà máy luyện kim khổng lồ từng là nhịp đập kinh tế của La Oroya đã bị phá sản, buộc cư dân phải rời đi hàng loạt và khiến hoạt động thương mại địa phương phải điêu đứng.

Vào tháng 10 năm nay, chủ sở hữu mới của tổ hợp luyện kim đã công bố kế hoạch mở lại nhà máy. Họ tuyên bố nó sẽ hoạt động "với trách nhiệm xã hội và môi trường. Nhiều người dân địa phương hoan nghênh điều này, hy vọng nó có thể mang lại sức sống cho nền kinh tế.

Tài xế taxi 48 tuổi Hugo Enrique cho biết:"Phần lớn người dân háo hức và đã chờ đợi rất lâu để điều này bắt đầu lại, bởi vì nó là nguồn sống, nguồn kinh tế".

Nhưng mọi thứ diễn ra không được như mong đợi.

Xưởng đúc được khai trương vào năm 1922, được quốc hữu hóa vào năm 1974 và sau đó được tư nhân hóa vào năm 1997 khi công ty tài nguyên thiên nhiên Hoa Kỳ Doe Run tiếp quản nó. Tháng 6 năm 2009, Doe Run tạm dừng hoạt động sau khi không tuân thủ chương trình bảo vệ môi trường và tuyên bố phá sản.

Giờ đây, bất chấp nhiều năm cư dân cáo buộc Lima và Doe Run nhắm mắt làm ngơ trước những tác động có hại, khoảng 1.270 nhân viên cũ muốn mở lại lò luyện vào tháng 3 tới - với lời thề không gây ô nhiễm.

Ông Pablo Fabian Martinez, 67 tuổi, sống gần công ty, cho biết: “Những người trong chúng tôi, những người đấu tranh chống ô nhiễm chưa bao giờ phản đối sự tồn tại của công ty. Hãy để nó mở cửa trở lại với một kế hoạch bảo vệ môi trường. Tôi muốn nó mở cửa trở lại vì nếu không có công ty, La Oroya sẽ mất toàn bộ nền kinh tế”.

Bạn đang đọc bài viết Sức khoẻ hay sống còn ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới