Thứ bảy, 20/04/2024 02:54 (GMT+7)

Bệnh sán lợn nguy hiểm như thế nào?

MTĐT -  Thứ bảy, 16/03/2019 15:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bệnh sán lợn mà người dân mắc có thể là ăn phải trứng sán có trong rau sống, thịt sống. Khi vào cơ thể chúng sẽ phát triển thành ấu trùng sán lợn gây nguy cơ hiểm cho cơ, não, mặt dưới da.

Sau khi hàng chục học sinh bị dương tính với sán lợn sau khi phát hiện bếp ăn của trưởng mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) dùng thực phẩm bẩn, thịt lợn gạo đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Hiện, UBND huyện đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Khương đồng thời yêu cầu các trường học trong huyện đã ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với Công ty TNHH đầu tư tài chính Hương Thành (đơn vị cung cấp thực phẩm cho Trường mầm non Thanh Khương thời gian qua) dừng nhập thực phẩm vào bếp ăn bán trú.

Sán lợn là gì?

Theo Thạc sĩ Mai Anh Lợi, Viện Sốt rét – ký sinh trùng – Côn trùng TP. CM, bệnh lợn gạo có tên khoa học Cysticercus cellulosae, là bệnh gây ra bởi ấu trùng sán gạo lợn (sán dải lợn, sán dây lợn) có tên khoa học Toenia solium.

Sán gạo lợn dài trung bình từ 2-3 mét, thậm chí có thể lên đến 8 mét, đầu nhỏ, hơi tròn, đường kính khoảng 1 mm, có bộ phận nhô lên, có 2 vòng móc (22-32 móc) và 4 giác ở 4 góc. Ngoài lợn ra, chó mèo hoặc người đều có thể là vật chủ phụ của sán gạo lợn.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiễm ấu trùng sán gạo lợn là do ăn thịt lợn chưa nấu chín kỹ. Nguyên nhân gián tiếp là tập quán chăn nuôi thả rông và tự giết mổ không thông qua cơ sở giết mổ đạt chuẩn. Trứng của sán gạo lợn có thể tồn tại từ 2-3 tháng trong môi trường tự nhiên.

Ảnh minh họa: Internet. 

Thông thường loại sán này trưởng thành gây bệnh cho người luôn ký sinh tại ruột non. Tuy nhiên, ấu trùng sán có thể đi “lạc chỗ”, gây bệnh ở các cơ quan như não, cơ, mô dưới da,… Nguyên nhân là do hiện tượng phản nhu động ruột đưa ngược trứng sán trở lại đoạn đầu ruột non, rồi trứng tiếp tục theo đường tiêu hóa, vào máu đi chu du khắp cơ thể và gây bệnh tại những nơi chúng trú lại. Đồng thời ấu trùng này phát triển đi vào ngõ cụt và không thể thành sán trưởng

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) bệnh sán dây mắc phải do liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền. Đến nay, đã có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

Bệnh sán lợn có nhiều thể, tùy thuộc vào ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng. Cụ thể:

Bệnh ấu trùng sán lợn: Người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn thì trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non. Ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt. Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang.

Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Điều trị bệnh sán lợn

TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi có rất nhiều phác đồ điều trị, có thể diệt sán trưởng thành chỉ mất một ngày, còn diệt cả ấu trùng mất khoảng nửa tháng. Phụ huynh chỉ cần lấy thuốc về cho con uống, không nhất thiết phải nhập viện. Cha mẹ nên cho con đi học bình thường, tránh ảnh hưởng học tập của trẻ. Bệnh nhiễm sán lợn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm”.

Nguyên tắc phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi. Thuốc điều trị bệnh và ấu trùng bệnh sán dây lợn là Praziquantel, Niclosamide và Albendazole.

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi; quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bệnh sán lợn nguy hiểm như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...